Bus RAM là gì? Cách xem, kiểm tra Bus RAM dễ dàng và nhanh chóng
Lâm Hải
Thứ Hai,
29/01/2024
Nội dung bài viết
RAM là một trong những bộ phận quan trọng của máy tính, chịu trách nhiệm lưu trữ thông tin tạm thời của các chương trình và ứng dụng đang chạy. Một trong những thông số quan trọng của RAM là bus RAM. Vậy bus RAM là gì và có ý nghĩa như thế nào đối với hiệu suất của máy tính? Cùng MemoryZone tìm hiểu ngay sau đây!
- Bí quyết chọn RAM cho Laptop và PC: Lựa chọn tốc độ, dung lượng, loại RAM phù hợp
- RAM ECC là gì? Tìm hiểu và phân biệt giữa RAM thường và RAM ECC
- Nâng cấp RAM laptop và các tiêu chí cần lưu ý để tránh hiểu lầm
1. Bus là gì ?
Trước khi tìm hiểu bus RAM là gì, bạn cần tìm hiểu định nghĩa về bus. "Bus" là thuật ngữ dùng trong tin học để chỉ hệ thống giao tiếp và truyền dẫn dữ liệu giữa các thành phần có trong hệ thống máy tính. Hệ thống bus thường bao gồm ba thành phần chính là bus dữ liệu, bus địa chỉ và bus điều khiển. Trong đó:
-
Bus dữ liệu: Chịu trách nhiệm chuyển thông tin giữa bộ nhớ và chipset. Băng thông của bus dữ liệu thường được đo lường bằng độ rộng của chúng và có ảnh hưởng đến khả năng truyền tải dữ liệu trong một khoảng thời gian cụ thể.
-
Bus địa chỉ: Giao tiếp với hệ thống về nơi có thể định vị hoặc lưu trữ thông tin cụ thể khi dữ liệu được truyền vào hoặc rời khỏi bộ nhớ. Chiều rộng của bus địa chỉ mô tả lượng bộ nhớ hệ thống mà bộ xử lý có thể đọc hoặc ghi vào.
-
Bus điều khiển: Mang các lệnh từ CPU đến các thiết bị và trả về tín hiệu trạng thái từ thiết bị về CPU. Bus điều khiển đóng vai trò quan trọng trong việc đồng bộ hóa các hoạt động của hệ thống.
Các thông số như băng thông, chiều rộng và tốc độ của các bus này đều ảnh hưởng đến hiệu suất tổng thể của hệ thống máy tính.
BUS là hệ thống giao tiếp và truyền dẫn dữ liệu
2. Bus RAM là gì?
Bus của RAM hay còn được gọi là bus RAM, thuật ngữ dùng để chỉ độ lớn của kênh truyền dẫn dữ liệu bên trong bộ nhớ RAM. Bus RAM quyết định khả năng truyền dữ liệu giữa bộ nhớ RAM và bộ xử lý, bus càng lớn thì lưu lượng dữ liệu được xử lý càng nhiều.
Bus RAM đo lường theo đơn vị Megahertz (MHz) và chỉ số này thường được ghi trên thông số kỹ thuật của mỗi thanh RAM. Bạn có thể tính toán băng thông (bandwidth) của RAM bằng cách sử dụng công thức:
Bandwidth= (Bus Speed x Bus Width) / 8
Trong đó:
-
Bandwidth: Được gọi là băng thông bộ nhớ, đo lường khả năng truyền dẫn dữ liệu trong 1 giây (MB/s).
-
Bus Speed: Tốc độ của BUS RAM, đo lường tốc độ xử lý dữ liệu trong một giây.
-
Bus Width: Chiều rộng của kênh truyền dẫn, thường được thiết lập cố định cho từng loại RAM, ví dụ, RAM DDR4 thường có bus width là 64.
Mời bạn tham khảo các mẫu Bus RAM PC 3200MHz giá hấp dẫn, chính hãng, bảo hành 1 đổi 1:
3. Tổng hợp các loại bus RAM phổ biến trên thị trường
Dưới đây là một số loại bus RAM laptop phổ biến trên thị trường, cùng với đó là chi tiết về tốc độ và bandwidth:
SDR SDRAM:
-
PC-66: 66MHz bus
-
PC-100: 100MHz bus
-
PC-133: 133MHz bus
DDR SDRAM:
-
DDR-200 (PC-1600): 100MHz bus, 1600MB/s bandwidth
-
DDR-266 (PC-2100): 133MHz bus, 2100MB/s bandwidth
-
DDR-333 (PC-2700): 166MHz bus, 2667MB/s bandwidth
-
DDR-400 (PC-3200): 200MHz bus, 3200MB/s bandwidth
DDR2 SDRAM:
-
DDR2-400 (PC2-3200): 100MHz clock, 200MHz bus, 3200MB/s bandwidth
-
DDR2-533 (PC2-4200): 133MHz clock, 266MHz bus, 4267MB/s bandwidth
-
DDR2-667 (PC2-5300): 166MHz clock, 333MHz bus, 5333MB/s bandwidth
-
DDR2-800 (PC2-6400): 200MHz clock, 400MHz bus, 6400MB/s bandwidth
DDR3 SDRAM:
-
DDR3-1066 (PC3-8500): 533MHz clock, 1066MHz bus, 8528MB/s bandwidth
-
DDR3-1333 (PC3-10600): 667MHz clock, 1333MHz bus, 10664MB/s bandwidth
-
DDR3-1600 (PC3-12800): 800MHz clock, 1600MHz bus, 12800MB/s bandwidth
-
DDR3-2133 (PC3-17000): 1066MHz clock, 2133MHz bus, 17064MB/s bandwidth
DDR4 SDRAM:
-
DDR4-2133 (PC4-17000): 1067MHz clock, 2133MHz bus, 17064MB/s bandwidth
-
DDR4-2400 (PC4-19200): 1200MHz clock, 2400MHz bus, 19200MB/s bandwidth
-
DDR4-2666 (PC4-21300): 1333MHz clock, 2666MHz bus, 21328MB/s bandwidth
-
DDR4-3200 (PC4-25600): 1600MHz clock, 3200MHz bus, 25600MB/s bandwidth
Nắm rõ thông tin của các loại bus RAM giúp bạn biết được khả năng xử lý và truyền dẫn dữ liệu của bộ nhớ RAM trong laptop. Vậy nên, khi nâng cấp hoặc mua laptop mới, bạn có thể chọn loại RAM phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
Mời bạn khám phám thêm các mẫu Bus RAM 3200Hz cho laptop giá giảm đến 40%, nhanh tay mua ngay:
4. Hướng dẫn cách xem bus RAM đơn giản, dễ thao tác
Dùng phần mềm CPU-Z:
-
Bước 1: Để xem được bus RAM, bạn cần tải về máy phần mềm phần mềm CPU-Z. Link tải tại: http://www.cpuid.com/softwares/cpu-z.html
Tải xuống phần mềm CPU-Z
-
Bước 2: Sau khi tải phần mềm xong, bạn tiến hành khởi động và chọn vào tab “Memory”
-
Bước 3: Tại đây, bạn có thể xem được thông số DRAM Frequency và nếu RAM của bạn là DDRAM (DDR2, DDR3, DDR4) sẽ có thông số bus RAM là DRAM Frequency x 2.
Xem thông số bus RAM
Dùng Task Manager:
-
Bước 1: Ngoài cách làm trên, bạn còn có thể sử dụng Task Manager để xem bus RAM bằng cách chuột phải vào thanh Taskbar → Chọn Task Manager.
Chọn Vào Task Manager
-
Bước 2: Sau đó, bạn chọn tiếp vào “Performance” → “Memory”, con số hiển thị ở thông số Speed sẽ là bus RAM.
Xem bus RAM với Task Manager
5. Câu hỏi thường gặp
5.1. Làm thế nào kiểm tra tốc độ bus RAM laptop và PC không dùng phần mềm?
Việc biết được tốc độ bus RAM trên laptop giúp bạn đánh giá hiệu suất và khả năng xử lý của hệ thống. Để kiểm tra tốc độ bus của RAM trên laptop, PC bạn có thể dùng Command Prompt.
-
Bước 1: Bạn nhấn tổ hợp phím Windows + S để mở tìm kiếm → Gõ "cmd" hoặc "Command Prompt". Sau đó chọn chuột phải vào "Command Prompt" và "Run as administrator" để mở với quyền quản trị.
Mở Command Prompt
-
Bước 2: Trong cửa sổ Command Prompt, bạn gõ lệnh “wmic memorychip get speed” và nhấn "Enter" để thực hiện lệnh.
Nhập vào lệnh wmic memorychip get speed
-
Bước 3: Command Prompt sẽ trả về tốc độ bus của RAM trên laptop, PC mà bạn đang dùng. Kết quả sẽ hiển thị dưới dạng danh sách các thanh RAM có tốc độ bus tương ứng.
Kết quả tốc độ bus RAM được trả về
5.2. Bus trên RAM lớn hơn Bus trên Mainboard được không?
Câu trả lời cho thắc mắc này sẽ tuỳ vào từng trường hợp. Bạn cần xem xét một số yếu tố khi nói về sự tương thích giữa bus RAM và bus Mainboard trong máy tính.
Bus RAM và bus Mainboard cần phải tương thích với nhau về công nghệ, điều này có nghĩa là nếu bạn đang sử dụng RAM DDR4 thì bo mạch chủ cũng phải hỗ trợ công nghệ DDR4. Ngược lại, nếu có sự không tương thích về công nghệ, chúng sẽ không hoạt động với nhau.
Một lưu ý quan trọng không kém là tốc độ bus RAM không thể vượt quá tốc độ bus tối đa mà bo mạch chủ hỗ trợ. Chẳng hạn như bạn có thanh RAM với tốc độ 3200MHz nhưng bo mạch chủ chỉ hỗ trợ tối đa 2400MHz thì chúng cũng chỉ hoạt động ở tốc độ 2400MHz. Thế nên, dù bạn có một số bus RAM nhanh hơn nhưng không có ý nghĩa nếu bo mạch chủ không hỗ trợ tốc độ đó.
Nếu máy tính của bạn sử dụng RAM với tốc độ bus cao hơn so với tốc độ bus tối đa được hỗ trợ bởi bo mạch chủ, hệ thống sẽ chạy ở tốc độ thấp hơn để đảm bảo sự tương thích. Do đó, trong trường hợp này tốc độ của bus RAM sẽ được giảm xuống và sẽ chạy theo tốc độ bus tối đa của bo mạch chủ.
6. Tổng kết
Định nghĩa bus RAM là gì đã được MemoryZone giải đáp trong bài viết trên. Đây là thông số quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ xử lý dữ liệu của RAM. Bus RAM càng lớn tốc độ xử lý dữ liệu càng nhanh, giúp máy tính hoạt động mượt mà và trơn tru hơn. Vậy nên, khi chọn mua RAM, bạn cần lưu ý đến thông số bus để lựa chọn được loại RAM phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Theo dõi tin tức từ MemoryZone kịp lúc ngay
Hãy theo dõi để luôn cập nhật tin công nghệ mới nhất từ MemoryZone bạn nhé
THEO DÕI NGAY...