Cấu trúc ARM là gì? Lợi ích của cấu trúc ARM có thể bạn chưa biết
Lâm Hải
Thứ Sáu,
01/03/2024
Nội dung bài viết
Cấu trúc ARM được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị công nghệ nhờ vào những ưu điểm nổi bật như tiết kiệm năng lượng, khả năng mở rộng, hiệu suất cao, kích thước nhỏ,... ARM dự kiến sẽ tiếp tục phát triển vượt bậc trong tương lai. Bài viết này, MemoryZone sẽ giới thiệu đến bạn đọc cấu trúc ARM và những dòng chip ứng dụng ARM.
- Nghẹn cổ chai PC là gì? Cách kiểm tra và khắc phục tình trạng khiến máy tính chạy chậm
- Đôi nét về Laptop Gen 14: Tổng hợp các mẫu laptop Gen 14 nổi bật năm 2024
- Nâng cấp RAM cho PC: Những điều cần biết và gợi ý một số mẫu RAM nâng cấp cho PC tiết kiệm nhất
1. Đôi nét về cấu trúc ARM
1.1. ARM viết tắt là gì?
ARM là viết tắt của “Advanced RISC Machine" hoặc "Acorn RISC Machine”. ARM là một họ kiến trúc bộ xử lý dạng RISC được phát triển bởi Arm Holdings, Ltd.
1.2. Cấu trúc ARM là gì?
ARM được biết đến là kiến trúc bộ xử lý dựa trên Reduced Instruction Set Computer (RISC). Kiến trúc RISC của ARM giúp tiết kiệm tài nguyên bán dẫn hơn so với kiến trúc CISC (Complex Instruction Set Computer).
Để đạt được điều này, RISC loại bỏ các lệnh không cần thiết và thực hiện nhiều lệnh trong mỗi chu kỳ xung. Kết quả là chip ARM tiêu thụ ít điện năng, chiếm ít diện tích và cung cấp hiệu suất cao hơn, đặc biệt phù hợp cho các thiết bị như máy tính laptop, điện thoại di động.
Arm Holdings sẽ không tự sản xuất chip, thay vào đó họ phát triển kiến trúc và cung cấp cho các đối tác xây dựng hệ thống, sản xuất tự quản lý hay thay đổi kiến trúc dưới tên gọi là chip ARM. Các công ty sản xuất SoC phổ biến sử dụng kiến trúc ARM như Nvidia, Texas Instruments, Samsung, Microsoft và Apple.
ARM là cấu trúc bộ xử lý dựa trên RISC
Mời bạn tham khảo thêm các mẫu chip Intel giá tốt, chính hãng:
2. Những điểm nổi bật trong cấu trúc ARM
-
Hiệu quả và tiết kiệm năng lượng: ARM sử dụng kiến trúc RISC (Reduced Instruction Set Computing) với tập lệnh đơn giản hóa, giúp tăng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng so với các kiến trúc x86 truyền thống. Bên cạnh đó, ARM còn có khả năng quản lý năng lượng tốt hơn, giúp kéo dài thời lượng pin cho các thiết bị di động.
-
Khả năng mở rộng: Cấu trúc ARM có thể được tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu của nhiều thiết bị khác nhau từ điện thoại thông minh đến máy chủ.
-
Kích thước nhỏ gọn: Chip ARM thường có kích thước nhỏ gọn hơn so với chip x86, giúp chúng phù hợp cho các thiết bị di động và nhúng.
-
Hiệu suất cao: Mặc dù ARM thường được biết đến với hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, nhưng chip vẫn có thể đạt hiệu suất cao. Đồng thời, các chip ARM mới nhất có thể cạnh tranh với chip x86 về hiệu suất trong nhiều tác vụ.
-
Ứng dụng rộng rãi: Cấu trúc ARM được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị nhúng như đồng hồ thông minh,...
-
Ngoài ra, ARM còn hỗ trợ đa nền tảng, ảo hoá, an ninh cao,...
ARM nổi bật với kích thước nhỏ gọn, hiệu suất cao và ứng dụng rộng rãi
Mời bạn khám phá thêm các mẫu laptop sinh viên giá cực hấp dẫn, tặng kèm Office bản quyền khi mua:
3. Tổng hợp những dòng chip ARM đã được phát hành
Một số dòng chip ARM được phát hành trên thị trường với nhiều mục đích và ứng dụng cụ thể:
-
Cortex-A: Đây là nhân chip phổ biến được sử dụng trên các thiết bị điện thoại Android, trang bị công cụ SMID (tập lệnh đa dữ liệu). Cortex-A giúp xử lý dữ liệu song song và truy cập bộ nhớ hiệu quả.
-
Cortex-R: Giải pháp tính toán hiệu suất cao dành cho hệ thống nhúng yêu cầu độ bảo mật cao và khả năng đáp ứng thời gian thực.
-
Cortex-M: Dòng chip nhỏ gọn được sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô và các thiết bị nhúng khác với yêu cầu không gian hạn chế.
-
Ethos-N: Phục vụ cho công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) với khả năng tương thích và hiệu suất cao.
-
Ethos-U: Phiên bản thu nhỏ của Ethos-N, hoạt động như một bộ đồng xử lý Co-processor.
-
Neoverse: Dành cho hệ thống máy chủ và trung tâm dữ liệu, cung cấp hiệu suất và khả năng mở rộng.
-
SecurCore: Tập trung vào yếu tố bảo mật, được thiết kế cho các thẻ thông minh và các ứng dụng thanh toán.
Nhân chip Cortex-A phổ biến trên các dòng điện thoại
4. Tổng kết
Có thể thấy, ARM là một trong những kiến trúc bộ xử lý tiên tiến với nhiều ưu điểm nổi bật và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. MemoryZone hy vọng rằng những chia sẻ trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về ARM, mọi cập nhật mới nhất về công nghệ sẽ được đăng tải tại website, theo dõi chúng tôi để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hữu ích.
MemoryZone là đơn vị cung cấp các sản phẩm công nghệ chính hãng, giá cạnh tranh với chế độ bảo hành và dịch vụ hậu mãi hấp dẫn. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng trong việc tìm hiểu sản phẩm phù hợp, sửa chữa kỹ thuật và giải đáp mọi thắc mắc một cách nhanh chóng. Đến ngay MemoryZone để trải nghiệm không gian mua sắm chuyên nghiệp!
Theo dõi tin tức từ MemoryZone kịp lúc ngay
Hãy theo dõi để luôn cập nhật tin công nghệ mới nhất từ MemoryZone bạn nhé
THEO DÕI NGAY...