Dường như bàn phím cơ luôn là phụ kiện không thể thiếu đối với các game thủ, thậm chí là nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên. Các loại bàn phím trên thị trường rất đa dạng, với nhiều mẫu mã, mức giá khác nhau và Keychorn là một trong những thương hiệu mang đến các sản phẩm bàn phím giá rẻ.
Thương hiệu bàn phím Keychron có trụ sở đặt tại Hồng Kông, các sản phẩm của họ luôn là lựa chọn cho những người dùng mới làm quen với bàn phím cơ. Đây cũng là mục tiêu hướng đến của họ khi đặt hết tâm huyết vào từng sản phẩm. Bàn phím Keychron định vị mình là nơi cung cấp các dòng bàn phím giá rẻ, bình dân mà mọi người dùng đều có thể lựa chọn.
So với các loại bàn phím thông thường, sản phẩm của Keychron cho cảm giác gõ mượt mà hơn hẳn. Bạn có thể lựa chọn nhiều layout khác nhau như bàn phím full-size, mini-size, bàn phím TKL, compact,... Keychron sở hữu mẫu mã đa dạng, bao gồm K1-2-4-6 và 8, thiết kế đơn giản những vẫn thể hiện được nét riêng biệt vốn có.
Bàn phím Keychron có mức giá phải chăng
Hiện nay, bàn phím của Keychron đã và đang được cải tiến rõ nét về phần cứng, chức năng cũng như các hỗ trợ kết nối đa dạng. Bàn phím Keychron bao gồm không dây và có dây, trang bị kết nối Bluetooth cho tốc độ truyền ổn định, phù hợp với hệ điều hành Windows và MacOS.
Tham khảo thêm:
Bàn phím Keychron bao gồm các layout: K1, K2, K3, K4, K6, K7 và K8. Mở đầu với K1, đây là dòng sản phẩm đầu tiên của Keychron, lấy cảm hứng từ thiết kế theo Mac Layout. Layout K1 là một trong số bàn phím hiếm hoi tương thích hoàn toàn với MacOS với cả hai thiết kế 104 và 87 phím.
Nối gót Keychron K1 sẽ là phiên bản nhỏ hơn với bố cục 75% mang tên Keychron K2. Vì được thu nhỏ nên các phím trên K2 được đặt sát nhau và gây một chút khó khăn với người dùng có đôi tay to hơn. Bàn phím Keychron K2 lược bỏ đi phần Numpad cũng như cụm phím Home bên phải.
Bàn phím Keychron K2
Tiếp đến, bàn phím Keychron K3 sở hữu layout 75% với tổng số là 84 phím. Sự nhỏ gọn, tiện lợi và dễ dàng mang theo là ưu điểm vượt trội của Keychron K3. Các phím có lực nhấn nhẹ nhàng, không quá ồn và đây sẽ là một lựa chọn “ổn áp” với người dùng văn phòng.
Khác biệt với các layout còn lại, bàn phím Keychron K4 có cách bố trí độc đáo và được gọi với tên là bàn phím 96% hay 1800. Cụm phím Home được bố trí nằm ngang thay vì cách làm truyền thống dạng lưới 3x3. Keychron K4 sẽ có kích thước nhỏ, gọn hơn so với full-size tiêu chuẩn.
Keychron K6 mang bố cục 65% trông khá nhỏ, các phím chức năng F1-F12 và phần Numpad được loại bỏ hoàn toàn, tuy nhiên các phím mũi tên vẫn được giữ nguyên. Bạn sẽ phải ghi nhớ các tổ hợp phím chức năng khi sử dụng Keychron K6.
Có thể bạn quan tâm:
Tương tự, Keychron K7 cũng có bố cục 65% và các phím được bố trí giống như K6, phím Shift được đặt bên phải nên trông bàn phím này nhỏ gọn hơn hẳn. Cùng với đó, sử dụng các tổ hợp phím để thực hiện chức năng cũng là điều cần phải làm trên Keychron K7.
Keychron K8 sẽ là lựa chọn phù hợp cho các game thủ, bàn phím được bố trí TKL và loại bỏ đi các phím thừa. Các phím chức năng bên phải như Print Screen, Pause Break hay Scroll Lock,... sẽ được thay thế bằng phím Screenshot, Assistant,...
Keychron K8 được yêu thích bởi các gamer chuyên nghiệp
Thông thường bàn phím sẽ được làm từ các vật liệu khác nhau, có thể đây cũng là lý do tạo nên sự khác biệt về giá. Trong số đó, nhựa cứng PBT là vật liệu được ưa chuộng và thường thấy trên các dòng bàn phím cao cấp bởi độ bền cao. Hầu như các keycaps PBT đều có bề mặt nhẵn, độ nhám nhẹ, cho khả năng bám bẩn thấp và ít bị hư hao theo thời gian.
Mặt khác, ABS cũng nằm trong danh sách chất liệu tốt nhất cho bàn phím. Keycaps ABS sở hữu màu sắc tươi sáng, nổi bật với các tone màu pastel, tạo nên sự trẻ trung và năng động. Tuy có giá thành rẻ hơn PBT nhưng ABS chịu nhiệt kém, dễ bị biến dạng, dễ bám bụi bẩn và mồ hôi cũng như khả năng chống lại hoá chất kém hơn PBT.
Switch là những công tắc nằm bên dưới bàn phím và sử dụng lò xo để đàn hồi. Các switch này có 2 hoặc nhiều chốt tiếp xúc với nhau bằng kim loại. Có thể ví switch như “linh hồn” của các bàn phím cơ khi mang đến cho người dùng cảm giác gõ phím và âm thanh phát ra.
Tùy theo nhu cầu sử dụng cũng như sở thích mà người dùng có thể lựa chọn loại switch phù hợp. Với bàn phím Keychron sẽ bao gồm ba loại switch thông dụng: switch đỏ, switch xanh và switch nâu. Người dùng có thể thay đổi các switch đơn giản trên bàn phím Keychron mà không cần phải hàn PCB.
Bàn phím Keychron có ba loại Switch
Vì sao bạn lại chọn mua bàn phím cơ Keychron tại Memoryzone?
Các sản phẩm tại Memoryzone được nhập khẩu chính hãng, có đầy đủ hóa đơn mua hàng, phiếu bảo hành;
Hỗ trợ đổi - trả khi gặp các lỗi do nhà sản xuất, các phát sinh trong quá trình sử dụng;
Đội ngũ tư vấn, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, tận tâm với khách hàng;
Áp dụng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho khách hàng đầu tiên, hỗ trợ thanh toán nhanh chóng, tiện lợi,...
Hãy đến Memoryzone và “rinh” về cho mình bàn phím Keychron ưng ý bạn nhé!