Memory Compression: Khám phá công nghệ đột phá để giải phóng không gian bộ nhớ
Khánh Hạ
Thứ Năm,
26/09/2024
Nội dung bài viết
Memory Compression là một trong những tính năng quan trọng của hệ điều hành Windows, đặc biệt là trên Windows 10 và Windows 11. Tính năng này giúp giữ cho nhiều ứng dụng và tác vụ hoạt động trơn tru bằng cách nén dữ liệu trong RAM, từ đó giải phóng không gian cho các ứng dụng mới. Tìm hiểu chi tiết về Memory Compression trong bài viết bên dưới!
1. Memory Compression là gì?
Memory Compression (Nén bộ nhớ) là một trong những tính năng thông minh mà Windows sử dụng để tối ưu hóa cách hệ điều hành quản lý RAM. Cụ thể, khi bạn mở nhiều ứng dụng cùng lúc, RAM có thể nhanh chóng bị đầy, thay vì chỉ đơn giản là trao đổi dữ liệu giữa RAM và ổ cứng (qua file page), Windows sẽ nén một phần dữ liệu đang ít sử dụng trong RAM lại.
Điều này giúp giải phóng không gian RAM để các ứng dụng đang hoạt động tích cực có thể sử dụng.
Do vậy, việc lựa chọn RAM có hỗ trợ Memory Compression là một trong những bí quyết chọn RAM cho laptop và PC. Tính năng Memory Compression được tự động bật theo mặc định, tuy nhiên bạn vẫn có thể tắt tính năng khi cần.
Một số điểm chính về Memory Compression có thể kể đến như:
-
Memory Compression giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào bộ nhớ phụ, tăng tốc độ truy cập và cải thiện hiệu suất máy tính.
-
Việc nén bộ nhớ bằng tính năng Memory Compression cho phép máy tính có thể chạy nhiều ứng dụng hơn mà không bị chậm hay giật, lag.
-
Memory Compression giúp người dùng không cần phải nâng cấp RAM quá sớm trong trường hợp dung lượng RAM hiện tại đủ để đáp ứng nhu cầu.
-
Để bật hoặc tắt tính năng Memory Compression, bạn có thể sử dụng các lệnh trong PowerShell một cách đơn giản và nhanh chóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra tình trạng nén bộ nhớ thông qua Task Manager trong tab Performance.
Nén bộ nhớ (Memory Compression) cho phép máy tính chạy nhiều ứng dụng hơn
Memory Compression không chỉ hỗ trợ tối ưu hóa bộ nhớ mà còn có thể kết hợp hiệu quả với việc ép xung RAM để nâng cao hiệu suất hệ thống. Khi ép xung RAM, người dùng có thể tăng tốc độ hoạt động của bộ nhớ và cải thiện thời gian phản hồi của máy tính.
2. Hướng dẫn cách bật/ tắt tính năng Memory Compression
Tính năng Memory Compression trên Windows có thể được bật hoặc tắt một cách nhanh chóng thông qua ứng dụng Terminal với quyền quản trị viên. Vậy nên, để bật tính năng này, bạn chỉ cần mở Windows Terminal và nhập lệnh sau, sau đó nhấn Enter:
Mở Windows PowerShell
Nhập lệnh: “Enable-MMAgent -mc” và khởi động lại máy tính để áp dụng các thay đổi.
Ngược lại, nếu muốn tắt tính năng Memory Compression, bạn nhập lệnh “Disable-MMAgent -mc” trong Terminal và nhấn Enter để thay đổi.
Mời bạn khám phá RAM Laptop G.Skill chính hãng, hiệu suất mạnh mẽ, tương thích rộng rãi:
3. Cách kiểm tra trạng thái của Memory Compression
3.1. Kiểm tra qua Task Manager
Để kiểm tra trạng thái của Memory Compression trên hệ thống trước khi quyết định bật/tắt tính năng này, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
-
Bước 1: Nhập "Task Manager" vào khung tìm kiếm trên thanh Taskbar.Bạn cũng có thể sử dụng tổ hợp phím tắt Ctrl + Shift + Esc để mở nhanh Task Manager.
Mở Task Manager
-
Bước 2: Trong cửa sổ Task Manager, bạn chuyển đến thẻ Performance. Tại thanh bên trái, bạn chọn vào Memory. Ở khung bên phải phía dưới, bạn tìm đến mục In Use. Nếu tính năng Memory Compression đang bật, bạn sẽ thấy thông tin về bộ nhớ đã nén (Compressed) hiện tại bên trong dấu ngoặc đơn.
Chọn Performance → Memory
3.2. Kiểm tra qua PowerShell
Ngoài cách kiểm tra với Task Manager, bạn có thể dùng PowerShell để kiểm tra trạng thái của tính năng Memory Compression trên Windows.
-
Bước 1: Nhấn đồng thời tổ hợp phím Windows + X và chọn Windows PowerShell (Admin) để mở PowerShell với quyền quản trị.
-
Bước 2: Bạn nhập và thực thi lệnh sau: “Get-MMAgent”
-
Bước 3: Sau đó, tìm đến phần Memory Compression trong kết quả. Nếu giá trị hiển thị là True - tính năng nén bộ nhớ đang được kích hoạt. Ngược lại, nếu giá trị là False - tính năng nén bộ nhớ không được bật.
Hy vọng rằng qua hai cách làm trên, bạn có thể xác định được trạng thái của tính năng Memory Compression trên hệ thống của mình.
4. Tổng kết
Nhìn chung, Memory Compression là một giải pháp hiệu quả cho vấn đề quản lý bộ nhớ trong các hệ điều hành hiện đại. Với khả năng tự động nén và giải nén bộ nhớ, tính năng này không chỉ giúp hệ thống hoạt động mượt mà hơn mà còn tăng cường khả năng xử lý của máy tính khi phải làm việc với nhiều ứng dụng cùng lúc.
Do đó, việc hiểu và khai thác triệt để Memory Compression mang lại cho người dùng nhiều lợi ích, giúp họ tận dụng tối đa tiềm năng của thiết bị mà không gặp phải tình trạng gián đoạn hay giảm hiệu suất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của MemoryZone, đừng quên cập nhật thêm nhiều kiến thức công nghệ hữu ích tại website của chúng tôi nhé!
Theo dõi tin tức từ MemoryZone kịp lúc ngay
Hãy theo dõi để luôn cập nhật tin công nghệ mới nhất từ MemoryZone bạn nhé
THEO DÕI NGAY...