Tổng hợp từ A đến Z thuật ngữ game phổ biến: Người mới chơi nên biết
Khánh Hạ
Thứ Ba,
21/01/2025
Nội dung bài viết
Các thuật ngữ game đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngôn ngữ giao tiếp giữa những người chơi với nhau. Từ những cụm quen thuộc như "Buff", "DPS" đến các thuật ngữ chuyên sâu như "Emergent Gameplay" hay "Asynchronous Multiplayer", mỗi thuật ngữ đều phản ánh một khía cạnh độc đáo trong thế giới game. Việc nắm rõ các thuật ngữ này giúp người chơi dễ dàng hòa nhập vào cộng đồng và nâng cao kỹ năng chiến lược trong từng trận đấu.
1. Thuật ngữ game là gì?
Thuật ngữ game là những từ ngữ, cụm từ hay khái niệm được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực trò chơi điện tử. Những từ ngữ này thường dùng để diễn tả các yếu tố, cơ chế cũng như hành động trong game. Các thuật ngữ này có thể mang tính chuyên môn và được game thủ, nhà phát triển game cùng cộng đồng người chơi sử dụng.
Thuật ngữ game được cộng đồng gaming sử dụng
2. Tổng hợp thuật ngữ game về thể loại game
Thuật ngữ game về thể loại giúp người chơi phân loại game dựa trên phong cách chơi, nội dung và mục tiêu. Việc hiểu rõ các thuật ngữ này sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn những trò chơi phù hợp:
-
Bắn súng (Shooting Games)
-
3PS / TPS / OTS (Third-Person Shooter / Over-the-Shoulder): Game bắn súng góc nhìn thứ ba, cho phép người chơi quan sát nhân vật từ phía sau hoặc qua vai. Một số cái tên điển hình như: Fortnite, Gears of War,...
-
FPS (First-Person Shooter): Game bắn súng góc nhìn thứ nhất, người chơi nhìn từ góc nhìn của nhân vật, chẳng hạn như Call of Duty, Counter-Strike,...
-
-
Chiến lược và chiến thuật
-
4X (Explore, Expand, Exploit, Exterminate): Game chiến lược xoay quanh chủ đề khám phá, mở rộng, khai thác tài nguyên và tiêu diệt đối thủ như Civilization, Stellaris,...
-
RTS (Real-Time Strategy): Tựa game thuộc thể loại chiến lược thời gian thực, những cái tên phổ biến bao gồm StarCraft, Age of Empires,...
-
-
Nhập vai (Role-Playing Games - RPG)
-
RPG (Role-Playing Game): Người chơi sẽ hóa thân vào một nhân vật trong game, sau đó hoàn thành nhiệm vụ và nâng cấp kỹ năng, chẳng hạn như The Witcher, Final Fantasy,...
-
MMORPG (Massively Multiplayer Online Role-Playing Game): Game nhập vai trực tuyến nhiều người chơi.
-
-
MOBA (Multiplayer Online Battle Arena): Game đấu trường trực tuyến, người chơi sẽ điều khiển nhân vật để chiến đấu theo đội với mục tiêu chính là phá hủy căn cứ địch.
-
Giải đố và mô phỏng
-
Puzzle: Thể loại game giải đố, thách thức khả năng suy luận và tư duy logic của người chơi.
-
SIM (Simulation): Game mô phỏng, tập trung vào việc tái hiện các hoạt động thực tế như xây dựng, sinh tồn hoặc quản lý.
-
-
CCG (Collectible Card Game): Trò chơi sưu tập các lá bài để chiến đấu hoặc giải quyết thử thách.
-
Sport: Game thể thao, mô phỏng các bộ môn như bóng đá, bóng rổ, đua xe.
Từng thể loại game sẽ có thuật ngữ khác nhau
3. Các thuật ngữ game về quy định độ tuổi chơi game
Thuật ngữ về quy định độ tuổi là hệ thống được sử dụng để chỉ định độ tuổi phù hợp cho từng trò chơi, giúp người chơi lựa chọn tựa game an toàn và phù hợp, đặc biệt là với trẻ em. Những thuật ngữ này sẽ được hiển thị trong thông tin mô tả hoặc trên bìa của trò chơi.
Các thuật ngữ trong game phổ biến về quy định độ tuổi:
-
EC - Early Childhood: Trò chơi dành riêng cho trẻ nhỏ, thường không chứa bất kỳ yếu tố bạo lực hay nội dung không phù hợp.
-
E – Everyone: Game dành cho mọi lứa tuổi với nội dung nhẹ nhàng, phù hợp với trẻ em và người lớn.
-
E10+ - Everyone 10+: Game dành cho người từ 10 tuổi trở lên, mang một chút yếu tố hoạt hình, giả tưởng, hài hước nhưng không quá nhạy cảm.
-
T – Teen: Game dành cho người từ 13 tuổi trở lên, thường có yếu tố bạo lực nhẹ, ngôn từ nhẹ nhàng, nội dung giả tưởng.
-
M – Mature: Game dành cho người từ 17 tuổi trở lên, có thể chứa hình ảnh bạo lực mạnh, ngôn ngữ thô tục hay nội dung người lớn.
-
AO - Adults Only: Game chỉ dành cho người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên, có thể chứa hình ảnh gợi cảm, bạo lực cực độ cùng nhiều nội dung nhạy cảm khác.
Một số thuật ngữ trong game quy định về độ tuổi
Mời bạn khám phá thêm các mẫu laptop gaming chính hãng, giá tốt, cấu hình mạnh mẽ, màn hình sống động:
4. Toàn bộ thuật ngữ game mà bạn nên biết
4.1. Các thuật ngữ có trong game bắt đầu với chữ W
-
Walking Simulator: Thể loại game không yêu cầu chiến đấu, người chơi chủ yếu khám phá thế giới mà không cần đạt mục tiêu cụ thể hay thắng/thua.
-
WASD: Cụm phím điều hướng nhân vật trong game, bao gồm W (tiến tới), A (sang trái), S (lùi lại) và D (sang phải).
-
World vs World (WvW): Các trận chiến quy mô lớn giữa nhiều người chơi thuộc các server khác nhau, phổ biến trong tựa game MMORPG.
4.2. Thuật ngữ trong game bắt đầu với chữ V
-
Vapourware: Thuật ngữ dùng để chỉ các tựa game được công bố từ rất lâu nhưng không ra mắt hay bị trì hoãn vô thời hạn.
-
Visual Novel: Thể loại game kể chuyện thông qua hình ảnh, đoạn hội thoại hay văn bản.
4.3. Thuật ngữ trong game bắt đầu với chữ T
-
Tank: Vai trò đảm nhận sát thương chính từ kẻ địch để bảo vệ đồng đội trong trận đấu.
-
Telegraphing: Dấu hiệu báo trước về hành động nguy hiểm của kẻ địch, giúp người chơi có thể né tránh hoặc chuẩn bị.
-
Theorycraft: Người chơi tự xây dựng chiến thuật, tính toán cách tối ưu hóa nhân vật, đội hình mà không thực hiện trực tiếp trong game.
-
Toxicity: Thuật ngữ trong game nói về hành vi tiêu cực như chửi bới, bắt nạt giữa người chơi với nhau, gây ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm game.
-
Turn-based: Lối chơi theo lượt, trong đó người chơi và đối thủ lần lượt thực hiện các hành động.
4.4. Các thuật ngữ trong game bắt đầu với chữ S
-
Single-player: Tựa game chỉ dành cho một người chơi.
-
Smurf: Người chơi kinh nghiệm cao dùng tài khoản mới để đấu với người chơi có trình độ thấp hơn nhằm chiến thắng dễ dàng.
-
Sandbox Game: Thuật ngữ game thế giới mở, người chơi tự do khám phá và không bị ràng buộc bởi nhiệm vụ cụ thể.
-
Save Scumming: Hành động liên tục tải lại điểm lưu trước đó để sửa chữa các quyết định hay tránh các hậu quả xấu xảy ra.
-
Support: Vai trò hỗ trợ trong đội hình, đảm nhiệm các nhiệm vụ như hồi máu, bảo vệ cũng như tăng cường sức mạnh cho đồng đội.
-
Splash Damage: Sát thương lan ra xung quanh vị trí bị tấn công, thường thấy trong bom, đạn hay phép thuật.
-
Scrim: Trận đấu giao hữu giữa các đội nhằm luyện tập mà không ảnh hưởng đến xếp hạng.
-
Shovelware: Dùng để chỉ các chương trình hay phần mềm không thực sự cần thiết nhưng bị ép buộc cài đặt trong game.
-
Speedrun: Thử thách hoàn thành game trong thời gian ngắn nhất có thể.
Hiểu rõ các thuật ngữ trong game giúp hiểu ý đồng đội
4.5. Thuật ngữ game bắt đầu với chữ R
-
Raid: Nhiệm vụ cần nhiều người chơi phối hợp với nhau để vượt qua thử thách.
-
Ranged: Loại tấn công tầm xa như cung, nỏ hoặc phép thuật.
-
Respeccing: Thay đổi các kỹ năng hoặc điểm thuộc tính đã phân phối của nhân vật để theo đuổi lối chơi mới.
-
Review Bomb: Hành động người chơi đánh giá thấp một game trên diện rộng nhằm hạ uy tín hay điểm số của game.
-
Roleplaying Game (RPG): Thuộc thể loại nhập vai, người chơi hóa thân thành nhân vật và trải nghiệm cốt truyện qua các nhiệm vụ.
-
Real-Time Strategy (RTS): Thể loại game chiến thuật thời gian thực, nơi người chơi điều khiển quân đội hoặc tài nguyên để giành lợi thế.
4.6. Thuật ngữ game bắt đầu với chữ Q
-
Quick Time Event (QTE): Sự kiện yêu cầu người chơi nhấn các nút hiển thị trên màn hình trong thời gian ngắn để nhân vật thực hiện hành động.
4.7. Thuật ngữ game bắt đầu với chữ P
-
Patch: Bản cập nhật để sửa lỗi hoặc tối ưu hóa các tính năng trong game.
-
Perks: Các lợi thế đặc biệt hoặc hiệu ứng có lợi cho nhân vật.
-
Persistent World: Thế giới trong game vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ngay cả khi người chơi không online.
-
Ping: Đo độ trễ tín hiệu mạng giữa máy người chơi và máy chủ.
-
Player vs Player (PvP): Trận đấu giữa các người chơi với nhau, thay vì đấu với máy.
-
Pwn: Từ lóng chỉ hành động đánh bại đối thủ một cách áp đảo.
4.8. Thuật ngữ game bắt đầu với chữ O
-
Over-powered (OP): Dùng để chỉ một nhân vật, kỹ năng hay vũ khí quá mạnh so với phần còn lại của game.
-
Open World: Thể loại game cho phép người chơi tự do khám phá thế giới mà không bị giới hạn bởi màn chơi hay tuyến nhiệm vụ cố định.
-
Overworld: Khu vực trung tâm kết nối giữa các màn chơi hoặc khu vực khác trong game.
4.9.Thuật ngữ game bắt đầu với chữ N
-
Nerf: Bản cập nhật làm giảm sức mạnh của nhân vật, kỹ năng hoặc vũ khí để cân bằng game.
-
New Game Plus: Chế độ chơi lại sau khi hoàn thành cốt truyện chính, thường khó hơn và có thêm thử thách mới.
-
No Scope: Thuật ngữ trong game đề cập đến hành động tiêu diệt đối thủ bằng súng mà không sử dụng nòng ngắm.
-
Noob: Người mới chơi hoặc thiếu kinh nghiệm trong game.
-
Non-Player Character (NPC): Nhân vật không do người chơi điều khiển, thường phục vụ vai trò hỗ trợ hoặc tương tác trong game.
4.10. Thuật ngữ game bắt đầu với chữ M
-
Macro: Công cụ hỗ trợ tự động hóa các hành động lặp lại trong game.
-
Mana: Nguồn năng lượng để sử dụng phép thuật hoặc kỹ năng đặc biệt.
-
Matchmaking: Hệ thống ghép người chơi vào trận dựa trên trình độ hoặc yêu cầu cụ thể.
-
Melee: Chiến đấu cận chiến, yêu cầu áp sát đối thủ để tấn công.
-
Meta: Chiến thuật hiệu quả hoặc phổ biến nhất trong game tại thời điểm hiện tại.
-
Metroidvania: Thể loại game tập trung vào khám phá và giải đố, với các khu vực được mở khóa dần qua kỹ năng mới.
-
Microtransaction: Các giao dịch nhỏ trong game sử dụng tiền thật để mua vật phẩm ảo.
-
Massively Multiplayer Online (MMO): Thể loại game với số lượng lớn người chơi trực tuyến cùng lúc.
-
Mini-boss: Kẻ địch mạnh hơn quái vật thông thường nhưng yếu hơn trùm (Boss).
-
Mobs: Kẻ địch thông thường trong game, không phải Boss hay Mini-boss.
-
Mod: Phần mở rộng hoặc sửa đổi do người chơi tạo ra để thay đổi nội dung game.
Thuật ngữ game được sử dụng thường xuyên trong các trận đấu
4.11. Các thuật ngữ trong game bắt đầu với chữ L
-
Lag: Hiện tượng giật, trễ trong game thường do kết nối mạng không ổn định.
-
Last Hit: Đòn tấn công cuối cùng tiêu diệt kẻ địch, thường mang lại phần thưởng lớn hơn.
-
Limit Break: Kỹ năng đặc biệt được kích hoạt khi nhân vật đạt đến giới hạn năng lượng hoặc cơn thịnh nộ.
-
Loot Box: Hộp quà ảo chứa vật phẩm ngẫu nhiên trong game.
4.12. Thuật ngữ game bắt đầu với chữ K
-
Kiting: Kỹ thuật tấn công tầm xa kết hợp di chuyển để tránh bị kẻ địch tiếp cận.
4.13. Thuật ngữ game bắt đầu với chữ J
-
Jungle: Vai trò đi rừng trong game MOBA, thường tập trung vào việc tiêu diệt quái vật và hỗ trợ đồng đội ở các đường chính.
4.14. Thuật ngữ game bắt đầu với chữ H
-
Head Glitch: Kỹ thuật tận dụng vật cản để che cơ thể và chỉ để lộ đầu khi tấn công.
-
Hitbox: Vùng tương tác trên nhân vật hoặc vật thể mà đòn tấn công có thể tác động.
-
Heads-up Display (HUD): Giao diện hiển thị các thông tin như thanh máu, bản đồ, hoặc kỹ năng trong game.
4.15. Thuật ngữ game bắt đầu với chữ G
-
Ghosting: Hành động tiết lộ thông tin của kẻ địch cho đồng đội sau khi bị loại khỏi trận đấu.
-
Glass Cannon: Nhân vật hoặc vũ khí gây sát thương lớn nhưng có phòng thủ yếu.
-
Gone Gold: Giai đoạn phát triển game đã hoàn thiện và sẵn sàng phát hành.
-
Griefer: Người chơi cố tình làm phiền hoặc phá hoại trải nghiệm của người khác.
-
Grinding: Lặp đi lặp lại một hành động để kiếm tài nguyên, kinh nghiệm hoặc vật phẩm.
4.16. Thuật ngữ game bắt đầu với chữ F
-
Free-to-Play (F2P): Game miễn phí, thường kiếm doanh thu từ các giao dịch nhỏ hay quảng cáo.
-
Farming: Hoạt động lặp đi lặp lại để kiếm kinh nghiệm, vật phẩm, tài nguyên trong game.
-
Feed: Khi người chơi liên tục bị giết, khiến kẻ địch mạnh lên và đội mình bị bất lợi.
-
Frag: Từ lóng chỉ hành động tiêu diệt kẻ địch, đặc biệt là bằng lựu đạn trong game bắn súng.
4.17. Thuật ngữ game bắt đầu với chữ E
-
Elo: Hệ thống xếp hạng trình độ của người chơi trong các game đối kháng hoặc cạnh tranh.
-
Elo Hell: Trạng thái người chơi mắc kẹt ở mức xếp hạng thấp dù có kỹ năng tốt do các yếu tố khác (đồng đội yếu, thiếu may mắn,...).
-
Emergent Gameplay: Lối chơi không có kịch bản cố định, hình thành từ cách người chơi tương tác với hệ thống.
-
Emulator: Phần mềm giả lập môi trường chơi game trên thiết bị không được hỗ trợ chính thức.
-
Endgame/Elder Game: Giai đoạn cuối của game, nơi người chơi đã hoàn thành cốt truyện chính hoặc đạt cấp độ cao nhất.
4.18. Thuật ngữ game bắt đầu với chữ D
-
Downloadable Content (DLC): Những phần bổ sung được các nhà phát triển thêm vào game đã được phát hành.
-
Debuff: Hiệu ứng tiêu cực áp lên nhân vật, làm giảm hiệu quả chiến đấu, tăng sát thương nhận vào.
-
Dialogue Tree: Hệ thống hội thoại với các lựa chọn có sẵn để người chơi tương tác.
-
Damage per Second (DPS): Sát thương trung bình mà nhân vật gây ra trong một giây.
-
Dungeon Crawl: Game tập trung vào việc khám phá và chiến đấu trong các hầm ngục chứa đầy quái vật và cạm bẫy.
-
Deadgame: Dùng để chỉ tựa game đình đám một thời, phổ biến rộng rãi trên cộng đồng nhưng dần bị lạc hậu và lãng quên.
4.19. Thuật ngữ game bắt đầu với chữ C
-
Camping: Chiến thuật đứng yên tại một vị trí để phục kích kẻ địch.
-
Class: Lớp nhân vật trong game, mỗi lớp sẽ có kỹ năng và phong cách chơi khác nhau.
-
Checkpoint: Điểm lưu tiến trình trong game, giúp người chơi không phải chơi lại từ đầu khi thất bại.
-
Clipping: Lỗi đồ họa khi vật thể xuyên qua nhau không đúng cách.
-
Combo: Chuỗi hành động hoặc đòn tấn công liên tiếp, thường xuất hiện trong game đối kháng.
-
Cooldown: Thời gian hồi chiêu trước khi kỹ năng hoặc đòn tấn công có thể sử dụng lại.
-
Crafting: Hệ thống chế tạo vật phẩm bằng cách kết hợp các tài nguyên thu thập được.
-
Critical Hit: Đòn chí mạng gây sát thương cao hơn bình thường.
-
Crowd Control (CC): Kỹ năng khống chế nhiều kẻ địch cùng lúc như làm chậm, làm choáng, đẩy lùi,...
Hiểu biết về thuật ngữ game giúp bạn giao tiếp hiệu quả với đồng đội
4.20. Thuật ngữ game bắt đầu với chữ B
-
Battle Royale: Thể loại game sinh tồn, nơi người chơi hoặc đội cố gắng trở thành người cuối cùng sống sót.
-
Beta: Thuật ngữ trong game để nói về giai đoạn thử nghiệm game trước khi phát hành chính thức, tập trung cân bằng và sửa lỗi.
-
Boss: Kẻ địch mạnh nhất game, thường xuất hiện ở cuối màn chơi.
-
Buff: Hiệu ứng tạm thời tăng sức mạnh hoặc cải thiện khả năng của nhân vật.
-
Bullshot: Hình ảnh quảng bá game nhưng không phản ánh chính xác chất lượng trong game.
4.21. Thuật ngữ game bắt đầu với chữ A
-
AAA: Chỉ những tựa game được sản xuất với kinh phí lớn, đội ngũ chuyên nghiệp, hay được phát hành bởi các hãng game lớn.
-
Abandonware: Game không còn được hỗ trợ, phát hành chính thức hoặc bị lãng quên bởi nhà sản xuất.
-
Aggro: Hành động dụ dỗ kẻ địch vào tầm đánh của người chơi hoặc đồng đội.
-
Artificial Intelligence (AI): Chỉ nhân vật hoặc thực thể trong game do máy điều khiển thay vì người chơi.
-
Aimbot: Công cụ gian lận trong game bắn súng giúp người chơi tự động ngắm và bắn trúng mục tiêu.
-
Alpha Game: Giai đoạn đầu phát triển game với các tính năng chưa hoàn thiện.
-
AOE (Area of Effect): Kỹ năng hoặc đòn tấn công có phạm vi ảnh hưởng trên một khu vực rộng.
-
Action Roleplaying Game (ARPG): Một nhánh của game nhập vai (RPG) tập trung vào chiến đấu thời gian thực.
-
Asset Flipping: Game được tạo ra bằng cách sử dụng tài sản số (asset) mua sẵn, thường không có sự sáng tạo riêng.
-
Asynchronous Multiplayer: Game không yêu cầu tất cả người chơi online cùng lúc để chơi.
-
Avatar: Hình đại diện hoặc nhân vật đại diện cho người chơi trong game.
5. Tổng kết
Nhìn chung, hiểu và sử dụng đúng các thuật ngữ game không chỉ là cách để người chơi dễ dàng trao đổi trong cộng đồng mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp và đam mê với thế giới ảo đầy sáng tạo. Dù cho bạn là newbie hay game thủ kỳ cựu, việc tìm hiểu và cập nhật các thuật ngữ trong game mới sẽ luôn là chìa khóa để khám phá sâu hơn những điều thú vị mà tựa game mang lại. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của MemoryZone, đừng quên chia sẻ đến hội anh em gamer của mình nhé!

Theo dõi tin tức từ MemoryZone kịp lúc ngay
Hãy theo dõi để luôn cập nhật tin công nghệ mới nhất từ MemoryZone bạn nhé
THEO DÕI NGAY...