DANH MỤC SẢN PHẨM

Gasket là gì? Tìm hiểu giải pháp cho bàn phím êm ái và thoải mái

Lâm Hải
Thứ Tư, 20/03/2024
Nội dung bài viết

Gasket không chỉ là một cấu trúc miếng đệm mà còn là những tiến bộ, sáng tạo trong công nghệ bàn phím cơ. Được sử dụng để tạo ra cảm giác gõ nhẹ nhàng và êm ái, gasket trở thành một trong những yếu tố quyết định trải nghiệm người dùng. Hãy cùng MemoryZone tìm hiểu chi tiết gasket là gì và cấu tạo cơ bản của một chiếc bàn phím cơ.

1. Gasket là gì?

Gasket là loại cấu trúc miếng đệm được sử dụng để cố định vỏ trên và vỏ dưới của bàn phím mà không cần sử dụng ốc vít. Gasket giữa vỏ trên và vỏ dưới của bàn phím được ép lại với nhau bằng lực ép của chính vỏ trên và vỏ dưới, lúc này tấm lót sẽ được cố định ở giữa. 

Gasket không có cấu trúc cứng và cũng như vít hỗ trợ, do đó chúng dựa vào cao su và độ chính xác của tấm lót trên, dưới để giữ nó ở giữa bàn phím. Cảm giác khi gõ phím trên bàn phím sử dụng gasket thường rất đồng đều, mềm mại, tạo cảm giác đàn hồi và làm tăng trải nghiệm gõ phím. Chính vì thế, gasket được yêu thích và phổ biến trong cộng đồng bàn phím tùy chỉnh.

Gasket là miếng đệm để cố định vỏ trên và vỏ dưới của bàn phím

Gasket là miếng đệm để cố định vỏ trên và vỏ dưới của bàn phím

Mời bạn tham khảo các mẫu bàn phím Keychron với đầy đủ mẫu mã, phù hợp để bạn nâng cấp không gian làm việc:

Dây cáp custom Keychron Coiled Aviator Cable Dây cáp custom Keychron Coiled Aviator Cable
-41%

Dây cáp custom Keychron Coiled Aviator Cable

350.000₫ 590.000₫
là người đánh giá đầu tiên
Bàn phím cơ không dây Keychron K6 Pro Aluminum Frame RGB Hotswap (Keychron K Pro Sw) Bàn phím cơ không dây Keychron K6 Pro Aluminum Frame RGB Hotswap (Keychron K Pro Sw)
-29%

Bàn phím cơ không dây Keychron K6 Pro Aluminum Frame RGB Hotswap (Keychron K Pro Sw)

1.990.000₫ 2.790.000₫
là người đánh giá đầu tiên
Bàn phím cơ không dây Keychron V2 Max RGB Hotswap (Gateron Sw) Bàn phím cơ không dây Keychron V2 Max RGB Hotswap (Gateron Sw)
-27%

Bàn phím cơ không dây Keychron V2 Max RGB Hotswap (Gateron Sw)

2.190.000₫ 2.990.000₫
là người đánh giá đầu tiên
Bàn phím cơ không dây Keychron K3 Pro Low Profile White Led (Gateron Sw) Bàn phím cơ không dây Keychron K3 Pro Low Profile White Led (Gateron Sw)
-15%

Bàn phím cơ không dây Keychron K3 Pro Low Profile White Led (Gateron Sw)

2.190.000₫ 2.590.000₫
là người đánh giá đầu tiên
Bàn phím cơ không dây Keychron K7 Pro Low Profile White LED (Gateron Sw) Bàn phím cơ không dây Keychron K7 Pro Low Profile White LED (Gateron Sw)
-15%

Bàn phím cơ không dây Keychron K7 Pro Low Profile White LED (Gateron Sw)

2.190.000₫ 2.590.000₫
là người đánh giá đầu tiên
Bàn phím cơ không dây TKL Keychron K1 Pro Low Profile White Led (Gateron Sw) Bàn phím cơ không dây TKL Keychron K1 Pro Low Profile White Led (Gateron Sw)
-15%

Bàn phím cơ không dây TKL Keychron K1 Pro Low Profile White Led (Gateron Sw)

2.190.000₫ 2.590.000₫
là người đánh giá đầu tiên
Bàn phím cơ không dây Keychron K5 Pro Low Profile White Led (Gateron Sw) Bàn phím cơ không dây Keychron K5 Pro Low Profile White Led (Gateron Sw)
-15%

Bàn phím cơ không dây Keychron K5 Pro Low Profile White Led (Gateron Sw)

2.190.000₫ 2.590.000₫
là người đánh giá đầu tiên
Bàn phím cơ không dây Keychron V3 Max RGB Hotswap (Gateron Sw) Bàn phím cơ không dây Keychron V3 Max RGB Hotswap (Gateron Sw)
-23%

Bàn phím cơ không dây Keychron V3 Max RGB Hotswap (Gateron Sw)

2.290.000₫ 2.990.000₫
là người đánh giá đầu tiên
Bàn phím cơ không dây Keychron V1 Max RGB Hotswap (Gateron Sw) Bàn phím cơ không dây Keychron V1 Max RGB Hotswap (Gateron Sw)
-23%

Bàn phím cơ không dây Keychron V1 Max RGB Hotswap (Gateron Sw)

2.290.000₫ 2.990.000₫
là người đánh giá đầu tiên
Bàn phím cơ không dây Keychron K10 Pro RGB Hotswap (Keychron K Pro Sw) Bàn phím cơ không dây Keychron K10 Pro RGB Hotswap (Keychron K Pro Sw)
-21%

Bàn phím cơ không dây Keychron K10 Pro RGB Hotswap (Keychron K Pro Sw)

2.290.000₫ 2.890.000₫
là người đánh giá đầu tiên

 

2. Bàn phím cấu trúc Gasket là gì?

Bàn phím cấu trúc Gasket là loại bàn phím cơ sử dụng miếng đệm (gasket) làm từ chất liệu cao su hoặc silicon để liên kết giữa plate và PCB (bo mạch). Cấu trúc Gasket thường bao gồm các thành phần sau:

  • Tấm định vị (Plate): Thường được làm từ vật liệu cứng như nhôm hoặc thép và có các lỗ để lắp các switch, keycaps. Tấm định vị giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra cảm giác gõ và âm thanh của bàn phím.

  • Miếng đệm (Gasket): Đây là thành phần chính của cấu trúc Gasket. Miếng đệm được đặt giữa tấm định vị và vỏ dưới của bàn phím, tạo ra lớp đệm linh hoạt giữa hai phần. Miếng đệm thường được làm từ cao su silicone hoặc các vật liệu khác có khả năng co dãn và hấp thụ được lực nhấn từ các switch.

  • Vỏ dưới (Case): Là phần vỏ bảo vệ các thành phần bên trong của bàn phím. Trong cấu trúc Gasket, vỏ dưới thường được thiết kế để chứa miếng đệm và cung cấp áp lực cần thiết để kích hoạt cảm giác phản hồi từ miếng đệm.

   *Ưu điểm của bàn phím cấu trúc Gasket:

  • Gasket giúp làm giảm tình trạng rung và ồn khi gõ phím, tạo nên cảm giác gõ êm ái và thoải mái hơn. Cùng với đó, âm thanh từ bàn phím Gasket đầm và êm tai.

  • Gasket giúp giảm áp lực lên ngón tay khi gõ phím, tạo cảm giác gõ thoải mái và dễ chịu hơn trong thời gian dài.

  • Gasket có thể được làm với nhiều màu sắc khác nhau, tạo điểm nhấn cho bàn phím.

  • Cấu trúc gasket giúp che đi phần PCB, tạo nên vẻ ngoài gọn gàng và tinh tế hơn cho bàn phím.

Bàn phím cấu trúc gasket có cảm giác gõ êm ái

Bàn phím cấu trúc gasket có cảm giác gõ êm ái, thoải mái

3. Cấu tạo cơ bản của bàn phím cơ bạn nên biết

  3.1. Case (vỏ ngoài)

Case, hay còn được gọi là vỏ bàn phím, đây là một trong những phần quan trọng nhất của một chiếc bàn phím cơ. Case bao quanh bàn phím, có vai trò bảo vệ và định hình layout cho bàn phím. Case bàn phím cơ thường được làm từ nhựa hoặc kim loại, tùy thuộc từng dòng sản phẩm. 

Thông thường, chất liệu nhựa sẽ được dùng cho các dòng bàn phím cơ ở phân khúc rẻ hoặc trung bình, có giá thành thấp và dễ dàng gia công. Trong khi đó, các dòng bàn phím cơ cao cấp lại được sử dụng chất liệu từ kim loại bền bỉ, sang trọng và chắc chắn. 

Case hay còn được gọi là vỏ bàn phím

Case hay còn được gọi là vỏ bàn phím

  3.2. PDB (Printed Circuit Board)

PCB được ví như “trái tim” của bàn phím cơ, bởi đây là nơi tích hợp toàn bộ chức năng và kết nối của bàn phím. Bộ phận PCB chịu trách nhiệm điều khiển các chức năng soạn thảo văn bản, tổ hợp chức năng của các phím và khả năng kết nối với máy tính.

Trên PCB, các switch thường được hàn chặt vào vị trí của chúng, giúp làm tăng độ chính xác và độ ổn định của bàn phím. Mặc dù vậy nhưng người dùng vẫn có thể dễ dàng tùy chỉnh và thay đổi switch theo ý muốn bằng cách tháo lắp dễ dàng mà không cần đến kỹ thuật hàn. PCB có khả năng tương thích với nhiều loại switch khác nhau, giúp cho việc tùy chỉnh bàn phím trở nên linh hoạt và phong phú hơn.

  3.3. Plate

Trong cấu trúc bàn phím cơ, Plate được đặt trên bảng mạch PCB và có chất liệu từ kim loại hay nhựa. Vai trò chính của plate là giữ chặt các switch với bảng mạch, tạo ra cấu trúc chắc chắn cho bàn phím. Việc sở hữu tấm plate tốt mang đến nhiều ưu điểm, chẳng hạn như tránh tình trạng flex, ọt ẹt và không đảm bảo sự chắc chắn khi nhấn phím. Một số plate có trang bị khả năng chống ẩm và chống nước.

  3.4. Switch

Điểm khác biệt lớn nhất giữa các dòng bàn phím cơ với nhau là switch. Đây là thành phần quan trọng nhất của bàn phím, được nằm trên tấm plate và có chân tiếp xúc trực tiếp với bảng mạch PCB. Switch chịu trách nhiệm truyền tải tín hiệu khi người dùng ấn vào phím đến bảng mạch để thực hiện các lệnh tương ứng trên máy tính.

Switch không chỉ đơn giản là công tắc cơ bản mà còn có nhiều biến thể, từ cảm giác nhấn đến âm thanh phát ra. Trên thị trường, hiện tại có ba loại switch phổ biến được sử dụng là Clicky, Linear, Tactile và mỗi loại sẽ có đặc tính khác nhau. Bạn có thể tùy chọn theo nhu cầu, sở thích cá nhân để có được trải nghiệm gõ tốt nhất. 

Switch có nhiều loại khác nhau

Switch có nhiều loại khác nhau

Mời bạn tham khảo thêm các mẫu Switch thay thế và nâng cấp trải nghiệm gõ phím:

Bộ 45 Switch cơ Dareu FireFly Bộ 45 Switch cơ Dareu FireFly
-66%

Bộ 45 Switch cơ Dareu FireFly

120.000₫ 350.000₫
là người đánh giá đầu tiên
Bộ 45 Switch cơ Dareu Dream Bộ 45 Switch cơ Dareu Dream
-66%

Bộ 45 Switch cơ Dareu Dream

120.000₫ 350.000₫
là người đánh giá đầu tiên
Bộ 36 Switch cơ Razer Razer Mechanical Switches Bộ 36 Switch cơ Razer Razer Mechanical Switches
-22%

Bộ 36 Switch cơ Razer Razer Mechanical Switches

690.000₫ 890.000₫
là người đánh giá đầu tiên

 

  3.5. Keycap

Keycap (hay còn được gọi là nắp phím) làm bằng nhựa và được đặt phía trên Switch của bàn phím cơ. Mục đích chính của keycap là đánh dấu tính năng hay ký tự trên bàn phím, giúp người dùng dễ dàng nhận biết chức năng của từng phím.

Keycap được thiết kế với nhiều kiểu dáng và chất liệu khác nhau, từ nhựa ABS, PBT, POM đến các loại vật liệu cao cấp như PBT Doubleshot hoặc PBT Dye-sublimated. Mỗi loại chất liệu mang lại cảm giác nhấn phím và độ bền khác nhau. 

  3.6. Stabilizer

Stabilizer (còn gọi là stab) là bộ phận quan trọng trong bàn phím cơ, giúp tạo ra sự cân bằng và ổn định cho các phím có kích thước lớn, dài như phím Space, Enter, Shift,... Chức năng chính của stabilizer là giảm lực nhấn và đảm bảo các phím hoạt động một cách mượt mà và ổn định. Có 3 loại stabilizer phổ biến trên thị trường, bao gồm: Stab Cherry, Stab Costar và Stab Optical.

  3.7. LED

​​LED là viết tắt của Light Emitting Diode, thường được trang bị trên các dòng bàn phím cơ ở phân khúc tầm trung trở lên. Người dùng thường có hai tùy chọn chính khi chọn loại LED là LED đơn sắc và LED RGB.

LED đơn sắc chỉ phát ra một màu duy nhất, thường là trắng hoặc đỏ. Loại LED này thường  sử dụng để làm nổi bật các phím hoặc để chiếu sáng bàn phím trong điều kiện ánh sáng yếu.

LED RGB có khả năng phát ra nhiều màu sắc khác nhau, bao gồm đỏ, xanh và lục. Bàn phím LED RGB cho phép người dùng tinh chỉnh và thay đổi màu sắc của đèn thông qua các tổ hợp phím được thiết lập sẵn hoặc thông qua phần mềm điều chỉnh từ nhà sản xuất.

LED bao gồm LED đơn sắc và RGB

LED bao gồm LED đơn sắc và RGB

  3.8. Cable

Cable (cáp) đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối bàn phím cơ với máy tính hoặc thiết bị khác. Đây là loại kết nối phổ biến và được ưa chuộng bởi tính ổn định cũng như tốc độ truyền tải dữ liệu cao hơn so với các loại kết nối không dây (wireless).

Với người dùng thường xuyên chơi game hay cần nhập liệu với tốc độ cao thì dây cable sẽ là lựa chọn tốt nhất. Cable sẽ có một đầu cắm vào bàn phím và một đầu cắm vào cổng USB của máy tính hoặc laptop.

Cáp kết nối bàn phím với thiết bị PC, laptop

Cáp kết nối bàn phím với thiết bị PC, laptop

4. Tổng kết

MemoryZone hy vọng rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu được vai trò của gasket và cấu tạo cơ bản của một chiếc bàn phím cơ thường thấy. Bàn phím cơ mang đến cảm giác gõ tuyệt vời với âm thanh êm ái, tích hợp nhiều tính năng và cho người dùng trải nghiệm sử dụng đa dạng. Nếu bạn đang quan tâm đến bất kỳ sản phẩm bàn phím, chuột máy tính, máy tính bàn, laptop gaming hay phụ kiện công nghệ nào thì có thể liên hệ ngay với MemoryZone để được tư vấn chi tiết nhé!

theo dõi google tin tức memoryzone

Theo dõi tin tức từ MemoryZone kịp lúc ngay

Hãy theo dõi để luôn cập nhật tin công nghệ mới nhất từ MemoryZone bạn nhé

THEO DÕI NGAY
Viết bình luận của bạn
Nội dung bài viết
Dịch vụ giao hàng Siêu Tốc 2H
Dịch vụ giao hàng Siêu Tốc 2H Giao hàng trong nội thành HCM & Hà Nội nhanh chóng trong vòng 2H
7 ngày đổi trả
7 ngày đổi trả Yên tâm mua sắm với chính sách đổi trả trong vòng 7 ngày
100% chính hãng
100% chính hãng Cam kết chất lượng sản phẩm chính hãng 100%
Thanh toán dễ dàng
Thanh toán dễ dàng Đa dạng phương thức như COD, chuyển khoản, quẹt thẻ trả góp
Thu gọn
Chat Messenger (8h - 20h)
(028) 7301 3878 (8h - 20h)
Chat