Đèn LED RGB là gì? So sánh giữa đèn LED RGB và LED ARGB
Lâm Hải
Thứ Bảy,
18/03/2023
Nội dung bài viết
Công nghệ đèn LED RGB mang đến hiệu ứng màu sắc lung linh và được ứng dụng rộng rãi. Trong số đó LED RGB và LED ARG là phổ biến nhất, vậy giữa hai loại này có gì khác nhau? Nên chọn loại này là thích hợp nhất? Hãy cùng Memoryzone tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé!
- Bật mí cách bật đèn led bàn phím trên máy tính và các dòng laptop Dell, Asus, Acer
- Bật mí cách sửa lỗi bàn phím laptop không gõ được số và chữ dễ dàng
- “Điểm danh” Top ổ cứng SSD PCIE và thiết bị lưu trữ máy tính đáng mua nhất 2023
1. Sơ lược về đèn LED RGB
1.1. Đèn LED RGB là gì?
Trước khi tìm hiểu về đèn LED RGB, Memoryzone sẽ giới thiệu đến bạn đọc định nghĩa chuẩn của đèn LED. Tên đầy đủ của đèn LED là Light Emitting Diode, đây là những diode có khả năng phát ra ánh sáng, có thể là tia hồng ngoại hay tia tử ngoại.
Đèn LED RGB được định nghĩa là một hệ thống chiếu sáng kết hợp giữa ba nguồn sáng cơ bản, bao gồm màu Đỏ (Red), Xanh dương (Blue) và Vàng (Yellow). Đèn LED RGB thường được sử dụng trên sân khấu, quán bar hay những sự kiện lớn,...
Đèn LED RGB là sự kết hợp giữa ba màu sắc cơ bản
Đèn LED RGB gồm có các biến thể như:
-
Đèn LED AGRB: đây là loại chip LED có các mắt LED sẽ có khả năng hiển thị màu sắc khác nhau, trong khi LED RGB thông thường sẽ hiển thị 1 dải màu cho 1 chip LED tương ứng.
-
Đèn LED Rainbow: Loại đèn LED bao gồm 7 màu sắc, được gắn vào các mắt chip trong LED RGB, có khả năng thay đổi cường độ sáng/ tối và tạo nên những hiệu ứng màu sắc lung linh. Bạn có thể dùng trình thiết lập để tuỳ chỉnh ánh sáng trên các thiết bị như bàn phím máy tính, chuột máy tính,...
Điểm danh một số bàn phím LED RGB nổi bật tại Memoryzone:
Bàn phím cơ Akko:
- Bàn phím cơ không dây AKKO 3098B Multi-modes Neon (Akko CS Sw)
- Bàn phím cơ không dây AKKO 3068B Plus Prunus Lannesiana (Akko CS Sw)
- Bàn phím cơ TKL không dây AKKO 3087 RF White on Black (AKKO Sw V3)
Bàn phím Razer: Bàn phím cơ không dây Razer BlackWidow V3 Mini HyperSpeed Razer
Bàn phím FL- Esports:
- Bàn phím cơ không dây FL-Esports GP75 CPM Taro Purple 3 Mode Led RGB HotSwap Kailh
- Bàn phím cơ không dây FL-Esports FL100 CPM Gradient Pink 3 Mode Led RGB
- Bàn phím cơ không dây FL-Esports CMK99 SAM Taichi 3 Mode Led RGB
Bàn phím cơ Dareu:
- Bàn phím cơ Dareu EK810 Queen Pink D Switch Red / Blue / Brown
- Bàn phím cơ Dareu EK1280 Black RGB D Switch Red / Blue / Brown
- Bàn phím cơ TKL Dareu EK87 White D Switch Red / Blue / Brown
1.2. Cấu tạo chính của đèn LED RGB
Cấu tạo chính của đèn LED RGB sẽ bao gồm: phần LED RGB và phần bảng mạch điều khiển.
1.2.1. LED RGB
Phần này sẽ bao gồm bóng đèn và 04 chân tiếp xúc: 03 chân âm (cathode) với ba màu tương ứng là đỏ, xanh lá, xanh dương và 01 chân dương (anode). Màu sắc đèn LED thay đổi như thế nào sẽ phụ thuộc vào chân đèn được điều khiển nhờ xung PWM.
Cấu tạo LED RGB gồm bốn chân tiếp xúc
1.2.2. Bảng mạch điều khiển
Bảng mạch điều khiển của 1 đèn LED RGB cơ bản và LED RGB có nhiều màu sắc sẽ có một chút khác biệt.
-
LED RGB cơ bản: bảng điều khiển có điện áp từ 5-24V và ở bảng mạch này người dùng có thể thay đổi và tạo ra các gam màu mong muốn. Cùng với đó, người dùng cũng có thể điều chỉnh cường độ sáng cho phù hợp ở những không gian cần nhiều ánh sáng.
-
LED RGB có nhiều màu sắc: loại này sử dụng mạch vi điều khiển để tạo nên sự đa dạng về màu sắc. Bản mạch này sẽ có 8 loại màu sắc cơ bản là: White - Red - Blue - Green - Magenta - Cyan - Yellow - Black.
Bảng điều khiển đèn LED RGB
2. Cơ chế hoạt động của đèn LED RGB
Đèn LED RGB là sự kết hợp 3 trong 1 (3 đèn hợp thành 1 đèn duy nhất) với ba màu: Red LED, Green LED và Blue LED. Bạn có thể tạo ra ánh sáng theo ý thích như đỏ, xanh lá hay xanh dương.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo vô số màu sắc khác nhau bằng cách thay đổi cường độ chiếu của từng loại đèn LED. Để chiều chỉnh, bạn sử dụng công nghệ điều khiển PWM (có vài nét tương đồng với analog). Lúc này, hiệu điện thế sẽ được tùy chỉnh theo thời gian và đèn sẽ sáng theo yêu cầu và khi đặt các LED ở gần nhau, bạn sẽ thấy kết quả của sự kết hợp mà không phải là những màu riêng lẻ.
Bạn có thể nên xem thêm:
3. Ứng dụng của đèn LED RGB trong đời sống
3.1. Đèn LED RGB ứng dụng trong các sản phẩm phụ kiện máy tính
Đầu tiên, đèn LED RGB thường được sử dụng trong các thiết bị công nghệ như bàn phím, chuột, loa,... để tăng thêm tính thẩm mỹ. Phần lớn các thiết bị thuộc về gaming sẽ được trang bị đèn LED RGB với dải màu được đổi liên tục, tạo nên hiệu ứng sinh động và bắt mắt hơn.
3.2. Đèn LED RGB âm thanh
Đèn LED RGB âm thành được sử dụng trong các phòng karaoke, bar, nhà hàng, khách sạn,... Đặc tính của loại đèn này là có độ sáng tương đối cao, góc ánh sáng rộng và hiệu suất ổn định.
3.3. Đèn LED âm nước RGB
Đèn LED RGB âm nước được thiết kế đạt chuẩn IP68 (tiêu chuẩn chống bụi, chống nước) nên có thể hoạt động tốt ở không gian dưới nước. Loại đèn này được sử dụng ở hồ hơi, trang trí các bể cá, đài phun nước,...
Điểm danh dòng laptop CPU Gen 13 dành cho bạn:
- Laptop Gaming MSI Katana 15 B13VEK-252VN giá từ 30.000.000 VNĐ
- Laptop Gaming MSI Stealth 15 A13VF giá từ 45.000.000 VNĐ
- Asus ROG Zephyrus M16 GU604VI-NM779W giá từ 80.000.000 VNĐ
- Asus ROG Strix G18 G814JI-N6063W giá từ 70.990.000
- Laptop Gaming Acer Predator Helios 16 PH16-71-94N1 NH.QJSSV.002 giá từ 127.990.000 VNĐ
Đèn LED âm nước được sử dụng bể bơi, công viên
3.4. Đèn LED chiếu cây RGB
Tương tự, loại đèn LED RGB chiếu cây đáp ứng đủ các tiêu chuẩn IP65, nghĩa là có khả năng chống bụi tuyệt đối và chịu được áp lực nước thấp từ các hướng. Đồng thời, đèn LED RGB chiếu cây được cấu tạo từ chất liệu thép không gỉ, được phun sơn tĩnh điện để chống lại sự ăn mòn do các tác nhân bên ngoài.
Các loại đèn LED này đều được thiết kế có chân để thuận tiện trong việc lắp đặt, điều chỉnh góc chiếu sáng và di chuyển khi cần thiết. Có thể dùng đèn LED RGB ở công viên, vườn nhà, bụi hoa, tán cây lớn,...
Có thể bạn quan tâm:
3.5. Đèn LED RGB âm trần
Đèn LED âm trần được trang bị công suất 7W cùng hiệu suất ánh sáng cao vào khoảng 100 - 130 lm/W. Mẫu đèn này được làm từ hợp kim nhôm cao cấp, độ bền cao và khả năng chống oxy hóa hay công vênh rất tốt.
Thông thường, bạn sẽ bắt gặp loại LED RGB này ở các trung tâm thương mại, nhà hàng tiệc cưới,... Và hãy yên tâm rằng tuổi thọ của LED âm trần có thể lên đến 65000 giờ sử dụng.
4. So sánh giữa đèn LED RGB và LED ARGB
4.1. Điểm nhận biết giữa LED RGB và LED ARGB
4.1.1. Qua số chân dây đèn LED
Trước hết, bạn có thể nhận dạng LED RGB và LED ARGB thông qua số chân của dây LED:
-
Led RGB: Có 4 chân đồng với ký hiệu: +12V R G B dùng điện áp 12VDC và +5V R G B dùng điện áp 5VDC.
Chân của loại led RGB thường
-
LED ARGB: Sẽ có 3 nhân +5V Din G với mức điện áp sử dụng là 5V và LED ARGB 4 chân ký hiệu là +5V DI BI GND.
Các chân của loại led ARGB
4.1.2. Nhận dạng bằng màu sắc khi đổi
-
LED RGB: Với đèn LED RGB khi đổi màu thường sẽ đổi cả dây và cũng không thể đổi cho từng mắt LED được, điều này có nghĩa là cả dây cùng đồng nhất một màu. Lúc này, bộ điều khiển (IC) sẽ đảm nhận việc thay đổi màu của dây LED, bởi các LED được mắc song song nhau.
Đèn LED RGB sẽ đồng nhất một màu trên cả dây
LED RGB sẽ có chung một bộ mắt LED
-
LED ARGB: Ngược lại, đèn LED ARGB sẽ đổi màu từng mắt hoặc có thể là cả dây. Điều này được giải thích là do mỗi LED sẽ có một IC riêng, nên khi nhận được tín hiệu các IC này sẽ xác định và sáng màu.
Đèn LED ARGB sáng theo mắt LED
Mỗi mắt LED sẽ có mỗi IC riêng
4.2. Ưu và nhược điểm giữa đèn LED RGB và đèn LED ARGB
Dưới đây là bảng đánh giá những ưu và nhược điểm của đèn LED RGB và ARGB, bạn có thể tham khảo nhé:
Tiêu chí |
LED RGB |
LED ARGB |
Màu sắc hiển thị |
Hiển thị một màu, tương đối chuẩn. |
Hiển thị nhiều màu, màu sắc chính xác, mượt mà. |
Khi gặp sự cố |
Nếu hư 1 LED thì các mắt LED khác vẫn sáng bình thường. |
Đối với các loại LED ARGB: 1903, WS2812B, WS2811 nếu bị hư một LED thì các mắt LED phía sau sẽ không sáng được. Để khắc phục, người dùng có thế sử dụng các LED thế hệ mới như WS2813. |
Giá thành |
Tương đối rẻ |
Đắt hơn gấp 2-3 lần LED RGB |
4.3. So sánh về giá bán
Như đã chia sẻ ở trên, giá thành LED RGB tương đối rẻ và có sự chênh lệch lớn với ARGB. Điều này là do công nghệ sản xuất giữa hai loại là hoàn toàn khác nhau về độ tinh vi, sự phức tạp,... Vậy nên giá của đèn LED ARGB sẽ nhỉnh hơn một ít.
Giá bán cho một chiếc LED RGB dao động trong khoảng 30.000 - 50.000 VNĐ/ dây chất lượng và tùy loại sẽ được nhà sản xuất phủ thêm lớp epoxy chống thấm nước. Còn với dây LED ARGB, giá của nó dao động trong khoảng từ 80.000 - 150.000 VNĐ/ dây.
5. Tổng kết
Trên đây là một số chia sẻ của Memoryzone về khái niệm, đặc điểm và ứng dụng của đèn LED RGB. Hy vọng những gì mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại đèn này cũng như ứng dụng LED RGB vào mục đích phù hợp. Đừng quên theo dõi các cập nhật kiến thức mới nhất tại website, fanpage để nhận về những ưu đãi hấp dẫn.
Memoryzone là địa chỉ uy tín, chất lượng cho mọi gia đình khi mua sắm các sản phẩm công nghệ từ laptop đến linh kiện máy tính ( RAM, CPU, VGA - Card màn hình) đến phụ kiện máy tính,... Đến với chúng tôi, khách hàng sẽ được tư vấn chi tiết về sản phẩm và những trải nghiệm mua sắm tốt nhất. Hãy đến Memoryzone để trải nghiệm bạn nhé!
Theo dõi tin tức từ MemoryZone kịp lúc ngay
Hãy theo dõi để luôn cập nhật tin công nghệ mới nhất từ MemoryZone bạn nhé
THEO DÕI NGAY...