Driver là gì? Hướng dẫn chi tiết cách khắc phục lỗi Driver thường gặp
Khánh Hạ
Thứ Năm,
14/11/2024
Nội dung bài viết
Driver là gì? Driver là thành phần dùng để nối kết giữa hệ điều hành và các thiết bị phần cứng, cho phép máy tính hiểu và điều khiển các thiết bị ngoại vi. Điều này không chỉ giúp cho máy tính thực hiện các chức năng tối đa như mong muốn của người dùng mà còn góp phần nâng cao hiệu suất và ổn định hệ thống. Tìm hiểu chi tiết về Driver máy tính trong bài viết bên dưới!
1. Driver là gì?
Driver là một tập lệnh hoặc phần mềm được thiết kế để hỗ trợ hệ điều hành tương tác với các thiết bị phần cứng khác nhau như chuột, bàn phím và loa,... Và tất nhiên, mỗi thiết bị phần cứng cần có một driver riêng biệt để có thể hoạt động tốt trên hệ thống máy tính.
Khi một thiết bị phần cứng được kết nối với máy tính, hệ điều hành sẽ tìm kiếm và cài đặt driver phù hợp để kích hoạt thiết bị. Mặc dù có vai trò hết sức quan trọng đối với hệ thống máy tính nhưng không ít người dùng vẫn chưa hiểu rõ về Driver, hãy để MemoryZone giúp bạn nhé!
Driver là trung gian giữa phần cứng và hệ điều hành
2. Tại sao cần quan tâm đến driver?
Khái niệm Driver là gì đã được MemoryZone chia sẻ chi tiết ở phần trên. Có thể nói, đây là một phần không thể thiếu để máy tính hoạt động ổn định và hiệu quả. Dưới đây là những lý giải vì sao bạn cần chú trọng đến Driver:
Driver là trung gian giữa phần cứng và phần mềm
Đầu tiên, Driver là cầu nối giúp hệ điều hành và các thiết bị phần cứng như máy in, card đồ họa, hay bàn phím có thể "giao tiếp" với nhau. Cùng với đó, mỗi thiết bị phần cứng cần sẽ cần một driver riêng để hoạt động đúng cách.
Đảm bảo tính tương thích
Mỗi thiết bị phần cứng có các yêu cầu kỹ thuật riêng, vậy nên cần một driver phù hợp để có thể hoạt động trơn tru. Nếu thiếu driver hoặc driver không tương thích, thiết bị có thể không được nhận diện hay hoạt động không ổn định.
Với sự ra mắt của Windows 12, việc cập nhật Driver trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Giờ đây, các Driver sẽ được tối ưu hóa, đảm bảo tính tương thích với những tính năng mới của Windows 12 và mang lại hiệu suất tốt nhất cho hệ thống.
Việc cài đặt Driver phù hợp giúp đảm bảo tính tương thích
Tối ưu hiệu suất
Driver giúp thiết bị phần cứng hoạt động tối ưu, từ đó giúp nâng cao hiệu suất toàn hệ thống. Tình trạng lỗi hoặc không tương thích Driver có thể làm giảm hiệu suất, gây lãng phí tài nguyên và ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.
Driver có khả năng sửa lỗi & cập nhật
Theo đó, việc thường xuyên cập nhật driver được các nhà phát triển khuyến khích, nhằm khắc phục lỗi, cải thiện hiệu suất và tăng cường bảo mật.
Bảo mật hệ thống
Ngoài vai trò điều khiển, Driver còn là “mục tiêu” của các cuộc tấn công. Trong trường hợp Driver không được cập nhật hay có lỗ hổng bảo mật thì có thể làm cho hệ thống bị xâm nhập. Cài đặt Driver từ nguồn đáng tin cậy và thường xuyên kiểm tra bảo mật là việc làm cần thiết để bảo vệ hệ thống khỏi các mối đe dọa.
Khắc phục sự cố phần cứng
Khi hệ thống gặp sự cố phần cứng, người dùng cần cập nhật hoặc cài đặt lại Driver đúng với phiên bản thường dùng để khôi phục hoạt động của thiết bị. Đây còn là cách để chữa một số lỗi phần cứng thường gặp.
Mời bạn khám phá thêm các mẫu laptop AI chính hãng, giá tốt, hiệu suất cao, cá nhân hóa trải nghiệm người dùng:
3. Nguyên nhân và cách khắc phục Driver bị lỗi
3.1. Nguyên nhân Driver bị lỗi
Driver máy tính bị lỗi có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng bên trong hệ thống máy tính. Vậy những nguyên nhân gây lỗi Driver là gì?
-
Update hệ điều hành: Các phiên bản Driver cũ sau khi update hệ điều hành có thể không tương thích với phiên bản mới, làm cho thiết bị phần cứng không hoạt động đúng cách, từ đó gây ra lỗi hệ thống.
-
Cài đặt phần mềm mới: Một số phần mềm mới có thể tự động cài đặt hoặc thay thế driver cho các thiết bị và nếu Driver này không tương thích sẽ gây ra xung đột, dẫn đến lỗi.
-
Các vấn đề phần cứng: Hỏng hóc hoặc kết nối lỏng lẻo của các thiết bị phần cứng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Driver, bởi lúc này Driver sẽ cố gắng điều khiển các thiết bị không ổn định, từ đó gây ra lỗi không mong muốn.
-
Cài đặt sai Driver: Việc cài đặt nhầm Driver cho model thiết bị khác hoặc từ nguồn không tin cậy cũng là một trong những lỗi nghiêm trọng mà người dùng đáng lưu ý. Điều này làm cho hệ thống không thể sử dụng thiết bị hiệu quả.
-
Driver bị hư hỏng: Driver có thể bị hỏng trong quá trình cài đặt hoặc do sự cố hệ thống. Khi Driver bị hỏng, thiết bị phần cứng sẽ không hoạt động đúng cách và có thể ảnh hưởng đến toàn hệ thống.
-
Ảnh hưởng bởi virus, phần mềm độc hại: Virus hay phần mềm độc hại có thể làm hỏng các file Driver, dẫn đến lỗi và những vấn đề nghiêm trọng khác cho hệ thống.
-
Xung đột giữa các Driver: Khi nhiều Driver cố điều khiển cùng một tài nguyên phần cứng hay phần mềm, việc xung đột giữa những Driver này có thể xảy ra và làm cho hệ thống hoạt động không ổn định.
Driver bị lỗi do nhiều nguyên nhân khác nhau
Nhìn chung, việc hiểu rõ các nguyên nhân gây lỗi Driver giúp người dùng chủ động trong việc xử lý sự cố. Do đó, người dùng hãy cập nhật Driver thường xuyên, cài đặt phần mềm từ nguồn đáng tin cậy để đảm bảo phần cứng được kết nối chắc chắn và hoạt động ổn định.
Mời bạn tham khảo thêm các mẫu PC Siêu Tốc chính hãng, giá tốt, cấu hình mạnh mẽ, hiệu năng vượt trội:
3.2. Cách khắc phục Driver lỗi
Để khắc phục lỗi Driver, bạn có thể cập nhật lại, gỡ hoặc thực hiện các cách làm sau:
-
Quay về phiên bản Driver máy tính trước đó: Nếu gặp lỗi sau khi cập nhật Driver, bạn có thể nhấp chuột phải vào thiết bị bên trong Device Manager → Chọn “Properties” → Chọn tab “Driver” và chọn “Roll Back Driver” để quay về phiên bản trước.
-
Sử dụng Windows Troubleshooter: Windows cung cấp cho người dùng công cụ khắc phục sự cố tích hợp. Bạn vào “Cài đặt” → Chọn “Cập nhật & Bảo mật” → Chọn tiếp “Khắc phục sự cố để tìm và sửa lỗi Driver tự động”.
-
Kiểm tra phần cứng: Hãy kiểm tra phần cứng của hệ thống xem có gặp những vấn đề vật lý hay không. Khả năng những kết nối lỏng lẻo hoặc lỗi phần cứng là nguyên nhân gây ra lỗi Driver.
-
Test virus: Virus hay các phần mềm độc hại có thể làm hỏng Driver, vậy nên hãy quét toàn bộ hệ thống bằng phần mềm diệt virus để loại trừ khả năng này.
4. Hướng dẫn kiểm tra và cập nhật Driver
4.1. Kiểm tra Driver
Bạn mở Device Manager bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + X và chọn "Device Manager”, sau đó kiểm tra biểu tượng bên cạnh tên các thiết bị. Nếu thấy có dấu chấm than hoặc màu đỏ thì Driver của bạn đang gặp vấn đề.
4.2. Cập nhật Driver
Một trong những cách làm thông dụng để khắc phục lỗi Driver là cập nhật lại. Bạn có thể truy cập vào “Device Manager” → Nhấn chuột phải vào thiết bị → Chọn "Update Driver" và chọn "Search automatically for updated driver software" để hệ thống tự tìm bản cập nhật.
Chọn vào Device Manager → Chọn Update Driver
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các phần mềm tự động như Driver Booster hoặc Driver Easy để tự động cập nhật driver nhanh chóng.
4.3. Gỡ Driver
Gỡ Driver đang gặp sự cố bằng cách nhấp chuột phải vào thiết bị trong Device Manager và chọn "Uninstall device” hay "Delete the driver software for this device" nếu có.
Chọn Uninstall Device
Sau đó, bạn khởi động lại máy tính để hệ điều hành tự động cài đặt lại Driver mặc định hoặc cài đặt thủ công từ bản Driver mới nhất của nhà sản xuất.
5. Phần mềm hỗ trợ cập nhật Driver
Dưới đây là ba phần mềm phổ biến hỗ trợ bạn cập nhật Driver máy tính một cách đơn giản, tiết kiệm thời gian và đảm bảo hệ thống luôn hoạt động ổn định. Cả ba phần mềm đều phù hợp cho cả người dùng không chuyên và người dùng nâng cao.
5.1. Driver Booster
Driver Booster là phần mềm cập nhật driver tự động dành cho Windows, được phát triển bởi IObit. Với khả năng quét và cập nhật driver cho nhiều thiết bị phần cứng như card đồ họa, âm thanh, mạng, USB, Bluetooth,... Driver Booster giúp khắc phục các lỗi phổ biến như mất kết nối mạng hoặc không nghe được âm thanh.
Phần mềm Driver Booster có cả phiên bản miễn phí cho người dùng thông thường và trả phí với các tính năng nâng cao nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.
Phần mềm cập nhật Driver Driver Booster
5.2. Driver Easy
Driver Easy là công cụ tiện lợi để quét và cập nhật driver tự động cho tất cả các thiết bị phần cứng trên máy tính. Phần mềm này tải driver từ các nguồn chính thức của nhà sản xuất, vậy nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về hệ thống.
Driver Easy hỗ trợ nhiều phiên bản Windows từ Windows 11, Windows 10 đến các phiên bản cũ như Windows 7 và XP. Phiên bản miễn phí của Driver Easy cung cấp tính năng quét cơ bản, trong khi phiên bản trả phí sẽ hỗ trợ các tính năng cao cấp như cập nhật theo lịch, tự động cài đặt driver và hỗ trợ kỹ thuật 24/7.
5.3. Driver Talent
Driver Talent là phần mềm cập nhật driver miễn phí với tốc độ quét và cập nhật nhanh chóng. Điểm đặc biệt của Driver Talent là chỉ cập nhật các driver đã lỗi thời thay vì tự ý cài đặt các driver mới, giúp máy tính luôn ổn định và mượt mà.
6. Tổng kết
Tóm lại, Driver là thành phần thiết yếu trong cấu trúc hoạt động của máy tính, giúp kết nối các thiết bị phần cứng với hệ điều hành và cho phép chúng hoạt động một cách hiệu quả. Việc hiểu rõ về Driver không chỉ giúp người dùng nâng cao hiệu suất và tính ổn định của thiết bị mà còn trang bị những kỹ năng cần thiết trong việc xử lý các vấn đề phát sinh.
Theo dõi tin tức từ MemoryZone kịp lúc ngay
Hãy theo dõi để luôn cập nhật tin công nghệ mới nhất từ MemoryZone bạn nhé
THEO DÕI NGAY...