DANH MỤC SẢN PHẨM

CPU viết tắt của từ gì? Cấu tạo, vai trò và các thuật ngữ liên quan về CPU

Lâm Hải
Thứ Tư, 30/11/2022
Nội dung bài viết

CPU viết tắt của từ gì? CPU là thuật ngữ quen thuộc đối với người dùng công nghệ và đây là bộ phận trong thể thiếu khi xử lý các hoạt động của hệ thống. Vậy cấu tạo, vai trò của CPU là gì? Hãy cùng MemoryZone giải đáp trong bài viết sau đây bạn nhé!

1. CPU viết tắt của từ gì? Vai trò của CPU trên máy tính

CPU viết tắt của từ gì? Dành cho những bạn chưa biết thì CPU có tên đầy đủ là Central Processing Unit và đây là bộ xử lý trung tâm khi nhắc đến các thiết bị laptop hay máy tính. 

CPU được xem phần không thể thiếu của máy tính, nó được ví như não bộ và là nơi tiếp nhận, xử lý và điều khiển mọi hoạt động của máy tính, laptop. Hơn nữa, CPU còn có thể xử lý nhanh chóng các câu lệnh, các phép tính số học siêu “hack não”.

Xem thêm: Cách kiểm tra nhiệt độ CPU máy tính bàn và laptop nhanh chóng và hiệu quả

Ngoài ra, CPU còn là nơi tiếp nhận thông tin từ các thiết bị ngoại vi như chuột máy tính, bàn phím, máy in,... và trả về kết quả cho người dùng qua màn hình chính.

CPU có nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý các thông tin

CPU có nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý các thông tin

2. Cấu tạo bên trong của CPU máy tính gồm những gì?

Sau khi đã tìm hiểu rõ về CPU viết tắt của từ gì, người dùng còn thắc mắc cấu tạo bên trong của CPU là gì mà có thể xử lý vô vàn yêu cầu đến như vậy? 

Một CPU sẽ chứa hàng tỷ các bóng dẫn, chúng được sắp xếp trên những bảng mạch nhỏ và thực hiện các phép tính để khởi chạy chương trình được lưu trữ trong bộ nhớ hệ thống. CPU sẽ bao gồm hai khối chính: Khối tính toán ALU (Arithmetic Logic Unit) và Khối điều khiển CU (Control Unit).

  • Khối điều khiển CU (Control Unit): CU có nhiệm vụ là phiên dịch các lệnh chương trình và điều khiển các xung nhịp hệ thống. CU là phần cốt lõi của bộ xử lý gồm các mạch logic. 

  • Khối tính toán ALU (Arithmetic Logic Unit): Sử dụng hàm để thực hiện các yêu cầu về phép toán số học và logic.

CPU gồm hai khối chính là ALU và CU

CPU gồm hai khối chính là ALU và CU

Ngoài hai khối trên, thì bên trong CPU còn có các thanh ghi (Registers), Opcode, Phần điều khiển:

  • Thanh ghi (Registers): được xem là bộ nhớ có dung lượng khá nhỏ nhưng lại mang tốc độ xử lý cao. Các thanh ghi nằm trong CPU được dùng để lưu trữ tạm các toán hạng, kết quả các phép tính toán, ô nhớ hay tiếp nhận các thông tin từ ALU. Trên thanh ghi thì bộ đếm chương trình sẽ là phần quan trọng nhất bởi nó sẽ trỏ đến các lệnh cần thực thi tiếp theo.

  • Opcode: Opcode sẽ là một phần bộ nhớ dùng để chứa mã máy CPU và có thể dễ dàng thực hiện các lệnh.

  • Phần điều khiển: Có nhiệm vụ điều khiển tần số xung nhịp và các khối. Các mạch xung nhịp trên hệ thống có chức năng đồng bộ các hoạt động xử lý bên trong/ ngoài của CPU. Thời gian giữa hai xung nhịp gọi là chu kỳ xung nhịp. Các xung nhịp hệ thống tạo ra các xung tín hiệu có thời gian chuẩn sẽ được đo bằng đơn vị MHz.

Xem thêm: RAM máy tính là gì? Máy tính và laptop cần dung lượng RAM bao nhiêu là đủ?

3. Tổng hợp thương hiệu CPU phổ biến hiện nay

  3.1. Thương hiệu CPU Intel

Intel là hãng cung cấp CPU cho laptop, máy tính lớn nhất hiện nay với hơn 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất. Các chip CPU Intel được ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại với cấu hình mạnh mẽ và chất lượng hàng đầu.

Rất dễ nhận thấy 3 dòng CPU Intel được sử dụng rộng rãi trên các thiết bị laptop PC lần lượt là Intel Core i, Intel Celeron và Intel Pentium.

Intel và AMD là hai hãng sản xuất CPU nổi tiếng

Intel và AMD là hai hãng sản xuất CPU nổi tiếng

  3.2. Thương hiệu CPU AMD

Cùng với đó là CPU đến từ AMD (Advanced Micro Devices). AMD được biết đến là thương hiệu sản xuất CPU sau Intel và dường như các sản phẩm của AMD đang có sự “đối đầu” với CPU Intel. Cụ thể: nếu như CPU Intel mang đến các sản phẩm Core i3, i5, i7, i9 thì AMD không kém cạnh khi có CPU AMD Ryzen 3, Ryzen 5, Ryzen 7, Ryzen 9.

Sự cạnh tranh khốc liệt giữa Intel và AMD sẽ mang đến cho người dùng nhiều cơ hội lựa chọn và các sản phẩm CPU sẽ ngày càng đa dạng, chất lượng hơn.

Xem thêm: VRAM là gì? Bao nhiêu GB VRAM là đủ dùng? Phân biệt giữa VRAM và RAM bạn nên biết

4. Các thuật ngữ liên quan đến CPU máy tính

  4.1. Tốc độ CPU

Tốc độ CPU hay còn gọi là tốc độ xung nhịp CPU. Thuật ngữ này được hiểu là các chỉ số biểu thị số chu kỳ hoạt động mà CPU có thể xử lý trong vòng 1 giây, đơn vị tính là Gigahertz (GHz). Ví dụ thực tế như: CPU Intel có tốc độ xung nhịp là 3.5 GHz/s thì CPU đó có thể thực hiện 3.5 tỷ chu kỳ xoay.

  4.2. Ép xung CPU

Đi đôi với thuật ngữ tốc độ xung nhịp CPU sẽ là ép xung CPU. Vậy thuật ngữ ép xung CPU được hiểu như thế nào? Ép xung CPU là cách thúc đẩy và giúp tăng tốc độ CPU hơn mức bình thường. Điều này được hiểu là khi ép xung CPU máy tính sẽ hoạt động một cách mạnh mẽ hơn, tăng năng suất và tốc độ xử lý các yêu cầu từ người dùng.

  4.3. CPU usage

CPU Usage là thuật ngữ được dùng để nói về dung lượng sử dụng CPU (viết dưới dạng %). Chỉ số CPU Usage thể hiện tốc độ xử lý trên máy là mạnh hay yếu, nếu CPU Usage càng cao thì máy đang hoạt động kém hiệu quả và ngược lại. Chỉ khi nào chỉ số CPU Usage giảm xuống thì tốc độ và công suất máy tính mới được cải thiện.

Tìm hiểu các thuật ngữ xoay quanh CPU

Tìm hiểu các thuật ngữ xoay quanh CPU

  4.4. Socket CPU

Chân Socket là tên gọi khác của Socket CPU đây là bộ phận có nhiệm vụ kết nối chip CPU và bộ phận bo mạch chủ. Socket CPU sẽ giữ cho CPU được cố định tại một chỗ, không bị xê dịch hay va chạm với các bộ phận khác khi người dùng di chuyển CPU. Không phải chân Socket nào cũng có thể đi cùng CPU bất kỳ mà mỗi loại sẽ có chân Socket riêng. Vậy nên bạn cần lựa chọn chân Socket phù hợp với CPU của mình.

Xem thêm: Card đồ họa laptop là gì? Cách chọn card đồ họa rời laptop phù hợp nhu cầu

  4.5. CPU Tray

CPU Tray là gì? Thuật ngữ này chắc hẳn không còn mới mẻ gì với dân công nghệ nhưng có thể với những bạn mới tiếp xúc thì khó mà biết đến. CPU Tray hay còn được gọi là CPU hàng Tray dùng để nói về một CPU không kèm quạt và không có hộp đựng riêng. Khác với CPU Tray, CPU hàng box sẽ bao gồm cả quạt và hộp đựng. 

Sở dĩ CPU Tray khác với CPU box là vì đây là những sản phẩm được bán với số lượng lớn cho các nhà sản xuất phụ tùng gốc. Bởi họ sẽ lắp đặt trực tiếp CPU đó vào laptop hay PC máy tính bàn nên sẽ không bao gồm hộp đựng bày bản. Cùng với đó, CPU không bao gồm quạt là vì bên mua sẽ tùy biến và lựa chọn hệ thống tản nhiệt cho phù hợp với cấu hình máy mà họ mong muốn.

Tham khảo thêm:

5. Nên chọn CPU nào để laptop làm việc hiệu quả?

Khi chọn CPU cho laptop, điều quan trọng là xác định rõ nhu cầu sử dụng. Đối với công việc văn phòng cơ bản, yêu cầu cấu hình sẽ khác biệt so với các tác vụ đồ họa nặng hoặc chơi game. Mỗi loại công việc đòi hỏi CPU, card đồ họa và các yếu tố khác để đảm bảo hiệu suất tối ưu. Cùng tìm hiểu các lựa chọn CPU phù hợp cho hai nhu cầu chính: văn phòng, cơ bản và chơi game, đồ họa nặng.

5.1 Nhu cầu văn phòng, cơ bản

Đối với những công việc văn phòng cơ bản như soạn thảo văn bản, lướt web, xem video hay xử lý các bảng tính, việc lựa chọn một laptop có CPU thuộc phân khúc tầm trung là một quyết định hợp lý. Các dòng chip như Intel Core i3 hoặc AMD Ryzen 3 hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu sử dụng cơ bản này. 

Mặc dù thuộc phân khúc giá rẻ, nhưng Intel Core i3 và AMD Ryzen 3 vẫn đảm bảo khả năng xử lý ổn định, mượt mà, giúp hoàn thành các tác vụ hàng ngày mà không gặp phải sự chậm trễ đáng kể. Đồng thời, chi phí cũng được tối ưu hơn nhiều so với các dòng cao cấp.

Công việc văn phòng mượt mà, không lo gián đoạn với CPU tầm trung

Công việc văn phòng mượt mà, không lo gián đoạn với CPU tầm trung

Ngoài ra, với ngân sách cao hơn, lựa chọn các dòng chip mới nhất như Intel Core i5, i7, Intel Core Ultra hoặc AMD Ryzen 5, Ryzen 7, mang đến hiệu suất vượt trội cho các tác vụ từ cơ bản đến chuyên sâu. Những bộ vi xử lý này không chỉ mang lại hiệu suất mạnh mẽ hơn mà còn tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng, giúp kéo dài tuổi thọ pin, đặc biệt phù hợp với người dùng thường xuyên di chuyển hoặc làm việc từ xa.

Một số bộ vi xử lý nổi bật trong phân khúc này bao gồm Intel Core i3 1215U, i3 1220P, AMD Ryzen 5 5500U và Intel Core i5 1240P, là những lựa chọn hàng đầu để đáp ứng nhu cầu văn phòng một cách hiệu quả, đồng thời mang lại trải nghiệm sử dụng ổn định, tiết kiệm năng lượng.

5.2 Nhu cầu chơi game, đồ họa nặng

Khi sử dụng laptop cho các tác vụ chơi game nặng hoặc đồ họa phức tạp, việc lựa chọn CPU có hiệu suất cao là điều rất cần thiết. Mặc dù các dòng Intel Core i3 và AMD Ryzen 3 đã được nâng cấp đáng kể, nhưng để xử lý tốt các tác vụ nặng như render video hoặc chơi các tựa game bom tấn, các chip như Intel Core i5 hoặc AMD Ryzen 5 trở lên sẽ là lựa chọn hợp lý. Đặc biệt, các dòng chip có hậu tố như H, HX, X như Intel Core i7 12700H hoặc AMD Ryzen 7 5800H được thiết kế để tối ưu hóa hiệu suất cho các tác vụ đồ họa và chơi game.

Với đồ họa 2D, các tác vụ như chỉnh sửa ảnh, thiết kế trên Photoshop thường yêu cầu màn hình có độ chuẩn màu cao để đảm bảo hiển thị màu sắc chính xác. Tuy nhiên, công việc đồ họa 2D không đòi hỏi quá cao về card đồ họa rời, mà chủ yếu dựa vào hiệu suất của CPU. Các dòng chip như Intel Core i5 hoặc AMD Ryzen 5 là đủ để xử lý mượt mà các tác vụ này, kết hợp cùng một màn hình chất lượng để đảm bảo hiệu suất tối ưu cho công việc.

Chinh phục mọi tác vụ nặng với CPU mạnh mẽ và GPU tối ưu

Chinh phục mọi tác vụ nặng với CPU mạnh mẽ và GPU tối ưu

Đối với đồ họa 3D hoặc các tựa game nặng, việc kết hợp giữa CPU mạnh mẽ và card đồ họa rời (GPU) là điều bắt buộc. Các phần mềm như Blender, Maya, 3Ds Max yêu cầu khả năng xử lý từ CPU và GPU để hoàn thành các tác vụ phức tạp như render mô hình, ánh sáng, và hiệu ứng. Các dòng chip Intel Core i7, i9, AMD Ryzen 7, Ryzen 9 cùng với NVIDIA RTX 3060, 3070 hoặc AMD Radeon RX 6800M sẽ giúp tăng tốc quá trình render, giảm thiểu thời gian chờ và tối ưu hóa hiệu suất công việc đồ họa 3D.

6. Câu hỏi thường gặp

  6.1. CPU có tốc độ xử lý ra sao?

Tốc độ xử lý CPU trên từng máy sẽ có sự khác nhau. Điều này phụ thuộc vào tốc độ xung nhịp CPU, được tính bằng biểu thị chu kỳ hoạt động mà CPU có thể xử lý trong vòng 1 giây. Nhờ vào tốc độ xung nhịp đó mà người dùng có thể tính toán được là CPU xử lý nhanh hay chậm.  

  6.2. Chip với CPU có phải là một?

Để trả lời được câu hỏi này, trước tiên bạn cần biết về định nghĩa của chip. Chip (hay gọi là vi mạch) gồm các mạch điện chứa linh kiện bán dẫn và linh kiện điện tử thụ động, chúng kết nối với nhau và cùng thực hiện một chức năng nào đó.

Còn với CPU, như đã tìm hiểu ở trên về CPU viết tắt của từ gì và định nghĩa thì CPU sẽ chứa hàng tỷ các bóng dẫn, chúng được sắp xếp trên những bảng mạch nhỏ với chức năng là xử lý thông tin. Vậy nên có thể xem chip và CPU là một.

  6.3. Chipset so với chip khác nhau thế nào?

Chipset ở đây được hiểu là một tập hợp chip, nghĩa là nhiều chip đi với nhau và cùng làm một nhiệm vụ. Chipset thường được nhắc đến khi đề cập đến một chip đặc biệt trên mainboard hay các card mở rộng.

7. Tổng kết

MemoryZone hy vọng rằng qua bài viết trên bạn đọc đã hiểu rõ về CPU và trả lời được câu hỏi “CPU viết tắt của từ gì” hay những thuật ngữ liên quan đến CPU. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp các thắc mắc nếu có và thường xuyên cập nhật các tin tức, bài viết mới nhất tại website MemoryZone bạn nhé!

Bài viết liên quan:

theo dõi google tin tức memoryzone

Theo dõi tin tức từ MemoryZone kịp lúc ngay

Hãy theo dõi để luôn cập nhật tin công nghệ mới nhất từ MemoryZone bạn nhé

THEO DÕI NGAY

...

Viết bình luận của bạn
Nội dung bài viết
Dịch vụ giao hàng Siêu Tốc 2H
Dịch vụ giao hàng Siêu Tốc 2H Giao hàng trong nội thành HCM & Hà Nội nhanh chóng trong vòng 2H
7 ngày đổi trả
7 ngày đổi trả Yên tâm mua sắm với chính sách đổi trả trong vòng 7 ngày
100% chính hãng
100% chính hãng Cam kết chất lượng sản phẩm chính hãng 100%
Thanh toán dễ dàng
Thanh toán dễ dàng Đa dạng phương thức như COD, chuyển khoản, quẹt thẻ trả góp
Thu gọn
Chat Messenger (8h - 20h)
Chat Zalo (8h - 20h)
(028) 7301 3878 (8h - 20h)
Chat