Mainboard là gì? Cấu tạo, chức năng và tiêu chí chọn mainboard phù hợp cho bạn
Lâm Hải
Thứ Năm,
01/12/2022
Nội dung bài viết
Nếu như CPU được biết đến là bộ não xử lý trên máy tính, laptop thì Mainboard sẽ là xương sống giúp thiết bị hoạt động hiệu quả. Vậy thực chất Mainboard là gì? Cấu tạo và chức năng của Mainboard như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Mainboard là gì? Bo mạch chủ là gì?
Mainboard là gì? Mainboard có thể gọi tắt là Mobo/ Main hay đồng thời là Bo mạch chủ. Mainboard là bảng mạch in có vai trò liên kết các thiết bị với nhau thông qua đầu cắm hay dây dẫn phù hợp. Nhờ vào Mainboard mà các linh kiện có thể phát huy được khả năng hoạt động với công suất tối đa như những gì mà người dùng mong muốn trên một chiếc máy tính.
Mainboard là gì?
Trên thực tế, Mainboard là trung tâm điều phối các hoạt động chính trên PC và việc kết nối, điều khiển sẽ được thực hiện bởi chip cầu Bắc và chip cầu Nam.
Tham khảo thêm các dòng máy tính - PC chơi game, học tập:
2. Cấu tạo chi tiết của mainboard
Cấu tạo của bo mạch chủ gồm các thành phần chính như sau:
2.1. Đế cắm CPU
Đế cắm CPU chay còn gọi là chân Socket. Bộ phận được lắp đặt cố định chip vào bo mạch chủ. Tùy vào loại bo mạch chủ khác nhau mà sẽ có chip tương ứng. Số đế cắm CPU càng lớn sẽ dành cho những dòng chip hiện đại hơn và ngược lại chip cũ sẽ tương thích với số Socket nhỏ.
2.2. Chip cầu Bắc - Nam
Chip cầu Bắc và chip cầu Nam sẽ đảm nhiệm việc điều phối hoạt động của CPU và các linh kiện khác trong máy tính. Chip cầu Bắc sẽ có tên gọi là Memory Controller Hub (MCH). MCH sẽ điều khiển trực tiếp các thành phần có tốc độ nhanh như: RAM, CPU, card đồ họa.
Đồng thời, chip cầu Bắc còn thực hiện trao đổi dữ liệu với chip cầu Nam. Chip cầu Bắc là thành phần quan trọng nhất đối với Bo mạch chủ và là yếu tố dùng để quyết định chất lượng hoạt động cũng như giá thành của Bo mạch chủ.
Chip cầu Nam có tên là I/O Controller Hub (ICH), chip sẽ điều khiển các thiết bị có tốc độ chậm hơn như: USB, ổ cứng,… Chip cầu Nam thông qua chip cầu Bắc để kết nối với CPU mà thực hiện kết nối trực tiếp.
Xem thêm: CPU viết tắt của từ gì? Cấu tạo, vai trò và các thuật ngữ liên quan về CPU
2.3. Khe cắm mở rộng
Trên Mainboard sẽ gồm nhiều khe cắm mở rộng để kết nối với các thiết bị phần cứng như card rời, card đồ họa,...
2.4. Card đồ họa
Card màn hình (card đồ họa) cũng là thành phần có trong Mainboard và trở nên cần thiết với những người dùng có nhu cầu về thiết kế đồ họa hay chơi game.
2.5. Card âm thanh
Card âm thanh có vai trò giúp cho bo mạch chủ tích hợp được các âm thanh một cách chuẩn xác nhất.
3. Chức năng của mainboard - bo mạch chủ
Bản chất của Mainboard là bản mạch và cấu nối giữa các linh kiện và thiết bị ngoại vi với nhau để tạo thành bộ máy tính nhất. Vậy nên chức năng chính của Mainboard sẽ điều khiển đường truyền và tốc độ của dữ liệu.
Mainboard là bản mạch và cấu nối giữa các linh kiện
Hơn nữa, Mainboard còn phân phối lượng điện áp phù hợp cho từng thiết bị hay linh kiện, điều này giúp hệ thống được hoạt động một cách ổn định. Bên cạnh đó, Mainboard còn giữ chức năng nâng cấp và quyết định đến tuổi thọ của máy. Vậy nên, cần bảo vệ Mainboard theo đúng khuyến nghị từ nhà sản xuất để máy hoạt động tốt hơn bạn nhé!
Xem thêm: RAM máy tính là gì? Máy tính và laptop cần dung lượng RAM bao nhiêu là đủ?
4. Mainboard - bo mạch chủ hoạt động như thế nào?
Mainboard được hoạt động dựa vào tốc độ truyền (bus). Như đã tìm hiểu Mainboard gồm hai chip cầu Bắc và cầu Nam. Nhiệm vụ của hai chip là kết nối thành phần với nhau, nối CPU - RAM hay CPU - VGA Card, RAM với các khe cắm mở rộng.
5. Tổng hợp các thương hiệu sản xuất mainboard nổi tiếng thế giới
5.1. Mainboard Asus
Asus là một trong những thương hiệu sản xuất mainboard tốt nhất trên thị trường. Thương hiệu không chỉ chiếm ưu thế về việc cung cấp các dòng sản phẩm máy tính, laptop mà còn phát triển mạnh mẽ về sản xuất Mainboard. Những chiếc Mainboard của Asus gây ấn tượng với người dùng khi có ngoại hình “cực chất” và khả năng vận hành chất lượng.
Tham khảo thêm các sản phẩm nổi bật từ nhà Asus:
- Mainboard PC ASUS PRIME H510M-K
- Mainboard PC ASUS TUF GAMING B660M-PLUS D4
- Mainboard PC ASUS ROG STRIX B660-A GAMING WIFI D4
- Mainboard PC ASUS TUF GAMING Z690-PLUS (DDR5)
Mainboard Asus
5.2. Mainboard Gigabyte
Gigabyte được biết đến là thương hiệu nổi bật với các dòng laptop gaming đình đám. Bên cạnh đó, Gigabyte còn là đơn vị cung cấp các sản phẩm Mainboard chất lượng và ngày càng có bước phát triển đột phá. Thương hiệu tập trung phát triển Mainboard ở phân khúc tầm trung và liên tục cải tiến để nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Mainboard Gigabyte
5.3. Mainboard MSI
Bên cạnh hai cái tên nổi bật về sản xuất Mainboard là Asus và Gigabyte thì Mainboard MSI cũng là cái tên đáng được vinh danh. Mainboard MSI có khuynh hướng phát triển riêng dành cho máy tính gaming. Ngoài việc mang đến những đầu tư đáng giá về chất lượng thì Mainboard MSI còn được đánh giá cao về tính thẩm mỹ.
Mainboard MSI
54. Mainboard Asrock
Mainboard Asrock sẽ là gợi ý lý tưởng cho bạn khi tìm kiếm dòng bo mạch chủ dành cho văn phòng đồng bộ. Sản phẩm mang đến độ bền cao và hơn cả mong đợi khi dùng cho các tác vụ máy tính phòng vụ. Tuy nhiên, Mainboard Asrock cũng gặp một vài hạn chế như cấp thấp,đường tụ lỗi,...
Mainboard Asrock
6. Các tiêu chí lựa mua bo mạch chủ phù hợp với máy tính
6.1. Chọn kích thước bo mạch chủ phù hợp
Khi đã nắm được Mainboard là gì, người mua cần nắm vững các tiêu chí để lựa chọn phu hợp. Tiêu chí đầu tiên khi chọn mua các loại bo mạch chủ phù hợp là kích thước. Trên thị trường, các dòng bo mạch chủ sẽ có các kích thước:
-
E-ATX: Mainboard này có kích thước lớn nhất, rơi vào khoảng 30.5cm x 33cm, hỗ trợ nhiều khe cắm mở rộng và có thể chạy song song 2 CPU.
-
ATX: Mainboard này có kích thước lớn nhất gồm nhiều khe cắm và cổng kết nối.
-
Micro ATX: Có kích thước nhỏ hơn ATX 2.4 inch, các khe cắm mở rộng cũng ít hơn.
-
Mini ITX: Đây là Mainboard có kích thước nhỏ nhất và chỉ có 1 khe cắm card đầu nối cũng hạn chế.
Các kích thước bo mạch chủ
Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn cho mình bo mạch chủ phù hợp và tối thiểu chi phí.
Xem thêm: VRAM là gì? Bao nhiêu GB VRAM là đủ dùng? Phân biệt giữa VRAM và RAM bạn nên biết
6.2. Chọn socket mainboard phù hợp với CPU
Lưu ý khi lựa chọn bo mạch chủ cần đảm bảo độ tương thích với CPU, đây là điều vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, Socket Mainboard chỉ có thể hoạt động tối đa công xuất khi kết hợp với dòng chip mà nó hỗ trợ. Vậy nên nếu Socket Mainboard của bạn không phù hợp với CPU thì sẽ không thể hoạt động.
Nên lựa chọn socket mainboard phù hợp với CPU để hoạt động tốt hơn
6.3. Lựa chọn mainboard theo ngân sách hiện có của bạn
Ngoài hai tiêu chí trên thì ngân sách chi trả cho Mainboard cũng là điều hoàn toàn cần thiết. Hãy ưu tiên các bo mạch chủ có hỗ trợ card wifi, các cổng kết nối đa dạng, tốc độ truyền tải cao như Thunderbolt 3, USB 3.1 Gen 2,... để có thể đáp ứng tốt các nhu cầu về họ tập, công việc hay giải trí.
Xem thêm: Card đồ họa laptop là gì? Cách chọn card đồ họa rời laptop phù hợp nhu cầu
Những loại bo mạch chủ giá rẻ <100$ có thể hoạt động khá ổn định nhưng độ bền không cao. Cùng với đó, Mainboard khoảng 100$ sẽ ổn định hơn nhưng sẽ hạn chế về các cổng kết nối. Vậy nên, tốt nhất bạn nên chọn các Mainboard có giá thành rơi vào khoảng 150$ để sử dụng được lâu dài và mang đến những trải nghiệm tốt hơn.
7. Tổng kết
Phía trên là những chia sẻ của Memoryzone về cách thức hoạt động, cấu tạo và chức năng của Mainboard. Đồng thời còn giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi Mainboard là gì? Song, việc lựa chọn Mainboard phù hợp là vô cùng cần thiết, vậy nên bạn cần nắm rõ những tiêu chí trên nhé!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp. Đừng quên cập nhật các tin tức về kiến thức công nghệ, bài viết hữu ích và hàng nghìn khuyến mãi hấp dẫn tại website và Fanpage Memoryzone bạn nhé.
Bài viết liên quan:
Theo dõi tin tức từ MemoryZone kịp lúc ngay
Hãy theo dõi để luôn cập nhật tin công nghệ mới nhất từ MemoryZone bạn nhé
THEO DÕI NGAY