Quản lý công nghệ thông tin: Cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp
Lâm Hải
Thứ Hai,
27/02/2023
Nội dung bài viết
Quản lý công nghệ thông tin trong doanh nghiệp là một trong những bước đi mang tầm nhìn chiến lược của những nhà quản lý. Bên cạnh CNTT giúp cải thiện hiệu quả quản lý và hoạt động của công ty thì nó cũng chứa nhiều rủi ro, thách thức. Hãy cùng MemoryZone tìm hiểu về quản lý CNTT trong doanh nghiệp là gì và những tác động của nó đến toàn doanh nghiệp.
- Microsoft Power BI - Công cụ không thể thiếu trong thời đại chuyển đổi số
- Tổng hợp 10 xu hướng và dự đoán ngành công nghệ nổi bật năm 2023
- Tổng hợp các tiện ích mở rộng nên cài để tận dụng tối đa hiệu năng của Chatbot GPT
- Chat GPT là gì? Tìm hiểu cách hoạt động của Bot Chat GPT năm 2023
1. Giới thiệu chung về quản lý công nghệ thông tin trong doanh nghiệp
1.1. Khái niệm quản lý công nghệ thông tin (CNTT) trong doanh nghiệp
Trong kỷ nguyên của công nghệ, việc ứng dụng CNTT vào doanh nghiệp là một nhiệm vụ cấp thiết mà các chủ doanh nghiệp cần nhanh chóng triển khai. Đây là một hoạt động tiền đề tạo điều kiện cho lợi ích cuối cùng của công ty bao gồm tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận.
Quản lý CNTT chính là áp dụng công nghệ CNTT vào tất cả hoạt động của công ty từ việc quản lý, điều hành, sản xuất, tài chính, bán hàng, chăm sóc khách hàng, đánh giá hiệu quả của một doanh nghiệp.
1.2. Vai trò và lợi ích của CNTT trong doanh nghiệp
Những vai trò và lợi ích mà CNTT mang lại cho doanh nghiệp bao gồm:
-
Quản lý doanh nghiệp một cách hệ thống, bài bản.
-
Giảm thiểu những rủi ro liên quan đến số liệu, thông tin khách hàng.
-
Tăng hiệu quả tương tác với khách hàng và tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng.
-
Dựa vào tất cả dữ liệu đã thu thập, CNTT sẽ giúp phân tích và dự đoán xu hướng phát triển từ đó giúp doanh nghiệp vạch ra những chiến lược phù hợp.
-
Giám sát hiệu quả các hoạt động của công ty vì tất cả số liệu đều được cập nhật trực tuyến theo thời gian thực.
-
Trực tiếp ảnh hưởng đến doanh số bán hàng và lợi nhuận của công ty.
Công nghệ thông tin tác động trực tiếp đến tất cả bộ phận của doanh nghiệp
1.3. Những cơ hội và thách thức đối với quản lý CNTT trong doanh nghiệp
Việc nắm bắt những xu hướng của CNTT và áp dụng triệt để vào doanh nghiệp sẽ mang lại nhiều cơ hội lớn trong quá trình phát triển và hội nhập của công ty.
-
Mở rộng lượng khách hàng: Việc tận dụng CNTT sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu được quá trình tìm kiếm và tiếp cận khách hàng. CNTT cũng giúp doanh nghiệp tiếp cận được những khách hàng ở phạm vi rộng khắp cả nước và thế giới.
-
Tăng sự đa dạng của sản phẩm: Chuyển đổi số sẽ giúp công ty có những sáng tạo đột phá và tích hợp nhiều chức năng cho sản phẩm nhằm đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng.
-
Thúc đẩy sự liên kết giữa các công ty: Trong thời đại công nghệ số, các doanh nghiệp buộc phải hợp tác với nhau để tối đa lợi nhuận cho công ty. Ví dụ nhiều doanh nghiệp sẽ liên kết với các hệ thống ngân hàng để có thể thanh toán trực tiếp qua tài khoản thay vì trả tiền mặt.
Bạn có thể quan tâm:
Bên cạnh những cơ hội lớn mà CNTT mang lại, nó cũng có vô vàn thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt.
-
CNTT đòi hỏi một cơ sở hạ tầng vững chắc, đường truyền băng thông cao, đặc biệt ở những khu vực nông thôn. Để chuyển đổi số thành công, các công ty cần đầu tư một khoản chi phí cao.
-
Nguồn lực chất lượng cao, ổn định vô cùng khan hiếm trong thị trường CNTT.
-
Nhận thức của các doanh nghiệp về lợi ích của CNTT vẫn còn ngắn hạn và chưa triệt để.
-
Vấn đề an toàn thông và bảo mật thông tin chưa được quan tâm đúng mức.
Quản lý CNTT vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với mỗi doanh nghiệp
2. Chiến lược quản lý CNTT trong doanh nghiệp
2.1. Xây dựng chiến lược CNTT phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp
Khi xây dựng chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải đảm bảo được những tiêu chí sau:
-
Đảm bảo cơ sở hạ tầng với tốc độ đường truyền mạnh, giá cả hợp lí và mọi người đều có thể truy cập Internet một cách dễ dàng và nhanh chóng.
-
Triển khai nhanh chóng dịch vụ CNTT một cách toàn diện nhất với một trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây.
-
Phải có tầm nhìn dài và rộng để đón đầu những kỹ thuật mới nhất.
-
Đặt vấn đề bảo mật và an toàn thông tin lên hàng đầu.
-
Có chính sách cụ thể trong việc phát triển đội ngũ CNTT của doanh nghiệp.
-
Phải kết hợp linh hoạt và đồng bộ những giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý CNTT.
Chiến lược quản lý CNTT phải phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp
2.2. Phân tích SWOT để định hướng cho chiến lược quản lý CNTT
SWOT là viết tắt của 4 từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Nguy cơ). Đây là mô hình phân tích nổi tiếng được áp dụng trong nhiều lĩnh vực kinh doanh cũng như định hướng để phát triển chiến lược quản lý CNTT cho doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp sử dụng mô hình SWOT, các nhà quản lý sẽ có cái nhìn tổng quan về nguồn lực, lợi thế cũng như những thiếu sót hiện có trước khi bắt đầu phát triển chiến lược quản lý CNTT. Mô hình SWOT sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm rõ những cơ hội để tận dụng chúng. Trên hết, SWOT giúp nhà quản lý nhìn ra những nguy cơ và thách thức mà họ phải đối mặt nhằm cân nhắc cẩn thận trước khi đưa ra một quyết định về mặt chiến lược.
Tham khảo thêm dòng HP Victus 16 ưu đãi tại MemoryZone:
Laptop Gaming HP VICTUS 16-d1191TX 7C0S5PA giá từ 27.000.000 VNĐ
Laptop Gaming HP VICTUS 16-d1185TX 7C0S3PA giá từ 35.000.000 VNĐ
Laptop Gaming HP VICTUS 16-d1187TX 7C0S4PA giá từ 30.000.000 VNĐ
Laptop Gaming HP VICTUS 16-e1107AX 7C140PA giá từ 20.990.000 VNĐ
Laptop Gaming HP VICTUS 16-e1106AX 7C0T1PA giá từ 21.990.000 VNĐ
2.3. Điều chỉnh và cập nhật chiến lược quản lý CNTT theo nhu cầu thị trường
CNTT đóng vai trò quan trọng đối vớ sự phát triển của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Sau khi đã triển khai chiến lược quản lý CNTT cho toàn doanh nghiệp, các nhà quản lý phải luôn quản lý sát sao và đánh giá quá trình thực hiện chúng. Trong suốt quá trình áp dụng, phải luôn thu thập thông tin để phục vụ cho công tác điều chỉnh và cập nhật nhanh chóng sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường và mục tiêu phát triển của công ty.
Doanh nghiệp cần phải phát hiện được những yếu kém của hệ thống hiện tại và liên tục điều chỉnh, cải tiến, nâng cao nó. Việc điều chỉnh phải được thực hiện dần dần, không thể thay đổi quá đột ngột sẽ tác động lớn đến những hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, những công tác cập nhật và điều chỉnh phải luôn ở trong tâm thế đi tắt đón đầu và kế thừa những điểm mạnh hiện có.
2.4. Sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp - ERP
Phần mềm ERP là từ viết tắt của Enterprise Resource Planning. Mục đích chính của ERP là ứng dụng CNTT vào công tác quản lý quá trình kinh doanh, thu thập dữ liệu và phân tích những dữ liệu đó.
ERP là một hệ thống mà ở đó tất cả những thành phần chủ chốt của công ty bao gồm nhân viên, bộ phận điều hành, nhà quản lý xây dựng một quy trình chuẩn mực trong tương tác dựa trên tài nguyên hiện có của công ty. Nhờ vào đó mà quản lý được tài nguyên của doanh nghiệp một cách toàn diện và có hệ thống.
Để sử dụng thành công phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP, các doanh nghiệp cần phải xác định rõ nhu cầu và đặc thù công việc của doanh nghiệp mình, sau đó là lựa chọn một nhà cung cấp phần mềm có uy tín, cuối cùng là triển khai dự án.
Có thể bạn quan tâm:
Quản lý doanh nghiệp toàn diện với phần mềm ERP
3. Triển khai hệ thống CNTT trong doanh nghiệp
Để triển khai một hệ thống CNTT trong doanh nghiệp thì cần phải trải qua 5 giai đoạn chính:
3.1. Giai đoạn 1 - Đầu tư
Doanh nghiệp cần đầu tư cơ sở vật chất như máy tính, mạng cục bộ, mạng diện rộng và lựa chọn nhà cung cấp Internet.
3.2. Giai đoạn 2 - Sơ khai
Triển khai các thao tác đơn giản như soạn thảo văn bản trên máy tính bàn, laptop, các bảng tính, Email nội bộ, lịch trình công tác. Mặc dù chúng chỉ là những hoạt động rất cơ bản nhưng sẽ tác động trực tiếp và lâu dài đến sự vận hành của doanh nghiệp. Đây cũng là giai đoạn để nhân viên toàn doanh nghiệp quen dần với những thao tác trên máy tính.
3.3. Giai đoạn 3 - Triển khai cục bộ
Doanh nghiệp sẽ ứng dụng CNTT vào từng bộ phận riêng lẻ như bán hàng, kế toán, nhân sự… Lúc này CNTT đã tác động trực tiếp đến hoạt động của công ty nhưng vẫn còn rời rạc và dữ liệu bị phân tán.
Triển khai chiến lược quản lý CNTT đối với doanh nghiệp cần phải được thực hiện từ cục bộ đến toàn diện
3.4. Giai đoạn 4 - Triển khai chiến lược toàn diện
Áp dụng các mô hình ERP, SCM, CRM vào toàn doanh nghiệp. Đây là giai đoạn giúp nâng cao chất lượng quản lý và điều hành doanh nghiệp. Đồng thời tăng hiệu quả và hiệu suất của công việc.
Đây là giai đoạn mà CNTT sẽ được ứng dụng vào tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Công tác điều hành sẽ thực hiện dựa vào số liệu được cập nhật liên tục và trực tuyến.
3.5. Giai đoạn 5 - Tham gia vào thị trường thương mại điện tử
Nhiều người thường hiểu lầm ứng dựng CNTT vào doanh nghiệp chỉ đơn thuần là thiết lập website, tiếp thị sản phẩm trực tuyến. Điểm quan trọng nhất của CNTT là giúp doanh nghiệp hoà nhập vào thị trường thương mại điện tử đầy sôi động và tiềm năng. CNTT sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo dựng thương hiệu trên các trang thương mại điện tử, kết nối trực tiếp với khách hàng và các đối tác.
Đây là giai đoạn quan trọng nhất của CNTT đối với sự phát triển của doanh nghiệp vì sẽ giúp cho doanh nghiệp hoà mình vào dòng chảy của công nghệ.
Bạn cũng nên xem thêm:
4. Giám sát và đánh giá hiệu quả của hệ thống CNTT trong doanh nghiệp
Theo dõi và đánh giá hiệu quả của hệ thống CNTT đối với doanh nghiệp là việc phải được thực hiện thường xuyên và liên tục. Nó sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về những lợi ích mà CNTT mang lại cho công ty cũng như những bất cập trong hệ thống cần được điều chỉnh và hoàn thiện. Việc đánh giá hiệu quả cũng giúp nâng cao và bảo trì hệ thống kịp thời, cắt giảm những phần không cần thiết để phù hợp với văn hoá của doanh nghiệp.
Những công việc trong quá trình giám sát và đánh giá bao gồm:
-
Gửi thông báo đến bộ phận giám sát.
-
Lên kế hoạch để điều chỉnh hệ thống.
-
Chuẩn đoán nguyên nhân của những sự cố.
-
Đưa ra phương án khắc phục sự cố.
-
Đảm bảo công tác bảo mật thông tin.
-
Theo dõi hoạt động của các ứng dụng trên Website.
-
Xử lý các lỗi kết nối.
Việc đánh giá hiệu quả các chiến lược quản lý CNTT phải thường xuyên và liên tục
5. Tổng kết
5.1. Đánh giá lại vai trò của quản lý CNTT trong doanh nghiệp
CNTT đóng vai trò thiết yếu trong công tác điều hành và quản lý doanh nghiệp trong kỷ nguyên công nghệ hiện nay. CNTT giúp tiếp cận và kết nối với khách hàng một cách hiệu quả. Từ đó sẽ điều chỉnh cách quảng bá sản phẩm và cung cấp sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của nhóm khách hàng tiềm năng. Đây chính là tiền đề để tăng doanh số bán hàng và đem lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp.
Ứng dụng CNTT vào công tác quản lý là tiền đề cho lợi ích cuối cùng của một doanh nghiệp
5.2. Tổng kết các thành công và thách thức trong quản lý CNTT của doanh nghiệp
Bên cạnh những thành công không thể chối cãi mà CNTT mang lại đối với doanh nghiệp, nó cũng có nhiều thách thức mà các nhà quản lý cần phải quan tâm để có một tầm nhìn đúng đắn.
Những thành công mà CNTT mang lại cho doanh nghiệp bao gồm:
-
Thúc đẩy sự đổi mới trong công tác quản lý và hoạt động kinh doanh.
-
Tận dụng sức mạnh của dữ liệu để tiếp cận được nhóm khách hàng tiềm năng.
-
Nâng cao hiệu quả quản lý và nâng suất làm việc.
-
Tăng giá trị cho công ty.
Những thách thức lớn của CNTT đối với doanh nghiệp:
-
Ảnh hưởng đến văn hoá của công ty.
-
Không đủ nguồn lực chất lượng cao cho công tác quản lý và bảo trì hệ thống.
-
Không có cái nhìn rõ ràng về sự chuyển đổi mà CNTT mang lại cho doanh nghiệp.
-
Vấn đề bảo mật thông tin.
-
Sự thay đổi nhanh chóng của CNTT khiến cho doanh nghiệp không thích ứng kịp lúc.
5.3. Đề xuất các hướng phát triển tiếp theo cho quản lý CNTT trong doanh nghiệp
Để tận dụng được những lợi thế mà CNTT mang lại cho doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý cần có một cái nhìn tổng quan và dài hạn khi ứng dụng CNTT vào công tác quản lý cũng như điều hành doanh nghiệp.
Bảo mật thông tin là một trong những thách thức lớn
Một số đề xuất cho các hướng phát triển của việc quản lý CNTT trong doanh nghiệp gồm có:
-
Xác định đúng nguồn lực thực tế của công ty để có chiến lược CNTT phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
-
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp có nhu cầu cầu tiến, ham học hỏi và sẵn sàng thay đổi để phù hợp với thời cuộc.
-
Có kế hoạch dài hạn về công tác đào tạo đội ngũ CNTT chất lượng cao và gắn bó lâu dài với công ty.
-
Đề cao công tác bảo mật thông tin và phải xem đây là “trái tim” của chiến lược khi ứng dụng CNTT vào doanh nghiệp.
-
Luôn cập nhật những phát triển của kỹ thuật và công nghệ để nhanh chóng hoà nhập vào những đổi mới, tránh trường hợp “đi trước về sau", lạc hậu trong công nghệ.
Ứng dụng CNTT vào doanh nghiệp luôn là một nước đi đầy tiềm năng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều thách thức mà các nhà quản lý cần phải cẩn trọng. Hy vọng những thông tin mà MemoryZone vừa cung cấp trong bài viết sẽ mang lại cho bạn một cái nhìn tổng quát về những tác động đáng kể mà CNTT mang lại đối với doanh nghiệp.
Hãy theo dõi Fanpage của MemoryZone để cập nhật những kiến thức mới nhất về CNTT và được tư vấn về những sản phẩm công nghệ đang hot nhất thị trường hiện nay nhé!
Bạn có thể quan tâm:
- Tất tần tật về màn hình OLED và so sánh màn OLED với các loại màn LCD, AMOLED
- CPU viết tắt của từ gì? Cấu tạo, vai trò và các thuật ngữ liên quan về CPU
- VRAM là gì? Bao nhiêu GB VRAM là đủ dùng? Phân biệt giữa VRAM và RAM bạn nên biết
- Mainboard là gì? Cấu tạo, chức năng và tiêu chí chọn mainboard phù hợp cho bạn
Theo dõi tin tức từ MemoryZone kịp lúc ngay
Hãy theo dõi để luôn cập nhật tin công nghệ mới nhất từ MemoryZone bạn nhé
THEO DÕI NGAY